a. Tên luận văn: Bài toán biên không địa phương cho phương trình vi phân phi tuyến cấp hai với kỳ dị
b.Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Nguyễn Dịp
c. Tên đơn vị công tác: Trường THPT Bến Cát
d. Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày lại một cách chi tiết hai bài báo của các tác giả:
- A. Lomtatidze “On a Nonlocal Boundary Value Problem for Second Order Linear Ordinary Differential Equations”. Journal of Mathematical Analysis And Applications 193, 889-908 (1995).
- A. Lomtatidze and L. Malaguti “On a Nonlocal Boundary Value Problem for Second Order Nonlinear Singular Differential Equations”. Georgian Mathematical Journal Volume 7 (2000), Number 1, 133-154.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Lí thuyết bài toán biên cho phương trình vi phân ra đời từ thế kỉ thứ 18, tuy vậy đến nay nó vẫn còn phát triển mạnh và được ứng dụng khá nhiều trong vật lí, cơ học, kĩ thuật, kinh tế nông nghiệp... Một trong những mục đích chính của việc nghiên cứu bài toán biên cho phương trình vi phân là xem xét sự tồn tại nghiệm cho phương trình vi phân đối số chậm, đối số lệch, hay phương trình vi phân không chính quy. Bài toán biên cho phương trình vi phân không chính quy được nghiên cứu nhiều bởi các nhà toán học đến từ: Cộng hòa Grugia, Cộng hòa Séc...như I.Kiguradze,A.Lomtatidze,B.Puza… Tính giải được của bài toán này với các điều kiện biên khác nhau, hay với các điều kiện hàm khác nhau còn là vấn đề chúng ta cần xem xét. Trong luận văn của tác giả Nguyễn Dịp về “Bài toán biên không địa phương cho chương trình vi phân phi tuyến cấp hai với kỳ dị”, chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề về tính giải được của bài toán biên không chính quy cho phương trình vi phân cấp hai tuyến tính và không tuyến tính.
Mục tiêu luận văn trình bày lại một cách chi tiết hai bài báo của các tác giả: (1) A. Lomtatidze “On a Nonlocal Boundary Value Problem for Second Order Linear Ordinary Differential Equations”. Journal of Mathematical Analysis And Applications 193, 889-908 (1995); (2) A. Lomtatidze and L. Malaguti “On a Nonlocal Boundary Value Problem for Second Order Nonlinear Singular Differential Equations”. Georgian Mathematical Journal Volume 7 (2000), Number 1, 133-154.
Trong luận văn này, tác giả chủ yếu thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, đọc hiểu. Từ đó tác giả tổng hợp và trình bày một số định nghĩa, bổ đề, các định lí, chứng một số vấn đề về tính giải được của bài toán biên không chính quy cho phương trình vi phân cấp hai tuyến tính và không tuyến tính. Cuối cùng là trình bày một số hệ quả thu được từ các định lí.
Phần đầu tiên, tác giả xây dựng các điều kiện đủ về sự tồn tại và duy nhất nghiệm của bài toán biên (1.1), (1.2). Các kết quả chính của chương là các định lí (1.4), (1.7), (1.10), (1.21) và (1.25). Nội dung chương này là trình bày lại các kết quả của tác giả A. Lomtatidze trong bài báo “On a Nonlocal Boundary Value Problem for Second Order Linear Ordinary Differential Equations”. Journal of Mathematical Analysis And Applications 193, 889-908 (1995).
Sau đó, tác giả nghiên cứu sự tồn tại và duy nhất nghiệm cho phương trình vi phân cấp hai không chính quy phi tuyến (2.1), (2.2). Mục đích chính của chương là trình bày lại các kết quả của hai tác giả A. Lomtatidze và L. Malaguti trong bài báo “On a Nonlocal Boundary Value Problem for Second Order Nonlinear Singular Differential Equations”. Georgian Mathematical Journal Volume 7 (2000), Number 1, 133-154. Các kết quả chính của chương là các định lí (2.3) và định lí (2.19). Qua luận văn này, một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là: các kết quả trên có còn đúng cho phương trình vi phân cấp n-tuyến tính và vi phân phi tuyến với kỳ dị. Các vấn đề nêu trên vẫn đang còn mở, chưa được giải quyết cặn kẽ. Chính vì vậy, thông qua các kết quả thu được từ luận văn này, tác giả cũng mong muốn tiếp tục nghiên cứu và mở rộng các kết quả đã đạt được.
g. Năm tốt nghiệp: 2016
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).