a. Tên nhiệm vụ: Bối cảnh đô thị hóa Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS TS Nguyễn Văn Hiệp và PGS TS Tôn Nữ Quỳnh Trân đồng chủ nhiệm và cá nhân tham gia chính:
1. ThS Nguyễn Văn San
2. ThS Lê Vy Hảo
3. ThS Trương Thanh Thảo
4.ThS Nguyễn Thị Thu Hiền
5. CN Nguyễn Thị Xuân Trúc
6. CN Nguyễn Như Khánh
d/ Mục tiêu của nhiệm vụ: Chương trình nghiên cứu "20 năm đô thị hóa tỉnh Bình Dương - những vấn đề thực tiễn" đã đặt ra mục tiêu làm rõ con đường đô thị hóa của tỉnh Bình Dương, nắm bắt quy luật của sự phát triển này, tìm hiểu bối cảnh mà trong đó đô thị hóa Bình Dương hình thành và phát triển. Phân tích những khó khăn và thuận lợi của bối cảnh Bình Dương từ thời điểm xuất phát đô thị hóa sau tái lập. Đồng thời, phân tích những thành quả chủ yếu làm nền tảng cho phát triển đô thị hóa Bình Dương.
đ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt)
Đây là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp và PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân thực hiện vào năm 2019 thuộc chương trình nghiên cứu “20 năm đô thị hóa Bình Dương - những vấn đề thực tiễn” với mục tiêu làm rõ con đường đô thị hóa của tỉnh Bình Dương, nắm bắt quy luật của sự phát triển này, tìm hiểu bối cảnh mà trong đó đô thị hóa Bình Dương hình thành và phát triển. Phân tích những khó khăn và thuận lợi của bối cảnh Bình Dương từ thời điểm xuất phát đô thị hóa sau tái lập. Đồng thời, phân tích những thành quả chủ yếu làm nền tảng cho phát triển đô thị hóa Bình Dương.
Theo báo cáo, đề tài có đối tượng nghiên cứu là bối cảnh lịch sử, kinh tế, hội, văn hóa của tỉnh Bình Dương trong quá trình phát triển hai mươi năm kể từ khi được tái lập. Vì thế, những tư liệu về các vấn đề trên sẽ được xem xét, nghiên cứu để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
Hành trang của Bình Dương khi được tái lập, về phương diện kinh tế là một địa bàn có cơ cấu kinh tế nghiêng vể nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong GDP chưa quá bán, mới đạt đến 43,2%, tỷ lệ đô thị hóa thấp (32%), nhưng đồng thời có nghề thủ công phát triển, nghề vườn hiệu quả và một nền văn hóa truyền thống phong phú. Với nền tảng như vậy, Bình Dương hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Ở giai đoạn này, ngoài hành trang kinh tế, văn hóa, hội mang theo, thì nhân tố con người, thể hiện qua các chủ trương chính sách, quy hoạch và cư dân cũng có vai trò quyết định rất lớn đối với sự thành bại trong công cuộc xây dựng Bình Dương.
Trong khuôn khổ, đề tài đã xét đến các chủ trương, chính sách và nhất là các quy hoạch do tỉnh đề ra cho công cuộc thực hiện điểm đến là trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Mục tiêu này gặp nhiều khó khăn và cũng nhiều thuận lợi làm cho tỉnh Bình Dương, hiện thực hóa được những chủ trương, chính sách cùng các quy hoạch, đào tạo sự thành công của Bình Dương trên con đường đô thị hóa.
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của chính quyền, các cơ quan và các tổ chức phối hợp hành động để vượt qua những thử thách trong quá trình phát triển. Khuôn khổ phát triển toàn diện này tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền tiến hành một khuôn trách nhiệm cho từng phạm vi, từng lĩnh vực, đề ra từng việc cho từng lĩnh vực để cùng phát triển kích thích tăng trưởng với các nguyên tắc: Phát triển bền vững chú ý đến yếu tố cơ cấu, đó là chính quyền phải có năng lực, trung thực, chống tham nhũng; một nền luật pháp vững chắc với hệ thống tư pháp trong sáng và hữu hiệu, một hệ thống tài chính trong sáng được giám sát chặt chẽ và một mạng lưới xã hội an toàn và vững chắc. Đó là những tính chất cần thiết cho một cấu trúc phát triển bền vững được vận hành.
Trong công cuộc xây dựng, tỉnh đã vận dụng các nguyên tắc trên trong điều kiện một Bình Dương vừa thừa hưởng được tiềm năng từ quá khứ, lại vừa có điểm uxất phát đô thị hóa thấp.
-Về môi trường: Trong khi cố gắng đẩy tăng trưởng của công nghiệp, trong giai đoạn đầu, có nhiều trường hợp môi trường tự nhiên bị xâm hại, nhưng, bằng những biện pháp hữu hiệu và quyết liệt, tỉnh đã thành công trong việc điều phối những bất cập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-Về yếu tố con người, thế hệ mai sau: Chất lượng sống của con người được chú ý, chính sách an sinh hội được thực hiện, công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, cơ bản xóa được hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh. Công tác giáo dục đào tạo được đẩy mạnh. Trên địa bàn tỉnh, có đầy đủ các cấp đào tạo từ đại học, cao đẳng, trung cấp cho đến cơ sở đào tạo nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học... Bên cạnh công tác giáo dục là công tác y tế, Tỉnh đã thực hiện tốt công tác hội hóa y tế, khuyến khích tổ chức, cả nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Đời sống văn hóa của người dân cũng được quan tâm, hệ thống di tích văn hóa, lịch sử được trùng tu, bảo vệ.
-Về vai trò của chính quyền: Tỉnh đưa ra nhiều biện pháp, chương trình hiệu quả, điều phối các ngành tăng trưởng, cùng hướng đến mục tiêu phát triển đô thị, lên hạng đô thị, thành đô thị loại I.
-Về khuôn khổ phát triển toàn diện: Đó là tính đồng bộ trong phát triển của Bình Dương. Trong khi công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển, thì nông nghiệp, dù là có định hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, những nông nghiệp vẫn rất phát triển và phát triển độc đáo. Khuôn khổ phát triển toàn diện còn thể hiện trong sự tham gia của đông đảo thành phần xã hội vào công cuộc xây dựng, điển hình là mô hình Ba Nhà (Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp) mà tỉnh đang thực hiện. Phát triển đô thị bền vững là phương châm, là nguyên tắc đã đem đến cho Bình Dương sự thành công trong hai mươi năm xây dựng và phát triển…
Đề tài đã được nhóm tác giả hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đô thị, đô thị hóa nói chung và xác định bối cảnh của quá trình xảy ra đô thị hóa, từ đó làm cơ sở đánh giá đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương trong 20 năm (1997-2017). Đồng thời, nêu bật những những thành tựu đạt được cũng như hạn chế của quá trình đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương từ năm 1997 - 2017.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 08/2016
- Thời gian kết thúc: 08/2017
g/ Kinh phí thực hiện: 96.612.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).