a. Tên nhiệm vụ: Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu thuộc tỉnh Tây Ninh
b. Đơn vị chủ trì: Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Mai Thế Mạnh
d. Mục tiêu nghiên cứu:
- Từ quá trình điều tra, khảo sát, ghi chép, phiên âm, dịch nghĩa, phân tích, tìm hiểu sơ lược nội dung ý nghĩa của tất cả di văn Hán Nôm trong một số chùa, đình, miếu... trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đi đến hệ thống thành tổng tập văn bản và nội dung di văn Hán Nôm của toàn bộ 21 đình, chùa, miếu, thánh thất thuộc Tây Ninh, làm rõ được đặc trưng giá trị của các di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu ở Tây Ninh. Phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa – xã hội con người Tây Ninh nói riêng, Đông Nam bộ nói chung
- Xác lập và lưu truyền những giá trị văn hóa tinh thần, giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam tỉnh Tây Ninh và Đông Nam bộ trong dòng chảy văn hóa Việt, nhằm giáo dục truyền thống và bồi bổ thêm tinh thần dân tộc cho những thế hệ đương đại và tiếp theo về sau.
- Tìm hiểu về tính cách, nhận thức, tư tưởng và truyền thống của người Tây Ninh trong các thời kỳ lịch sử bằng việc khảo sát nội dung ý nghĩa của di văn Hán Nôm qua 21 đình, chùa, miếu, thánh thất trên địa bàn. Từ đó phác họa phần nào về đặc điểm, quan niệm về đạo lý nhân sinh, về ý thức cộng đồng, về tư tưởng triết học Nho, Phật, Lão, Giáo của người Tây Ninh xưa. Góp thêm cơ sở lí luận và khoa học làm tư liệu tham khảo trong việc hoạch định chính sách cụ thể của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là định hướng phát triển về văn hóa và tín ngưỡng ở địa phương và khu vực Đông Nam bộ.
- Đề tài nghiên cứu sau khi hoàn thành, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển giao cho các bên liên quan, nhằm phục phục vụ cho công tác nghiên cứu ở địa phương, cũng như phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Đề tài do thạc sĩ Trần Duy Khương, Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện vào năm 2017 nhằm điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm ở các đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bình Phước để làm sáng rõ giá trị của các di văn Hán – Nôm nơi đây, từ đó góp phần nhận định lại những giá trị của các đình, chùa ở Bình Phước trong đời sống tâm linh của người Bình Dương.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra, tìm hiểu di văn Hán Nôm ở 11 chùa/tịnh xá, 5 đình, 3 đền thờ Trần Hưng Đạo và 2 miếu. Kết quả cho thấy, các cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng nơi đây có số lượng khá khiêm tốn so với các tỉnh thành lân cận, phần lớn do các chùa mới được xây dựng gần đây nên việc trang trí chùa bằng những liễn đối, hoành phi bằng chữ Hán Nôm chưa được quan tâm nhiều; số lượng đơn vị chữ Nôm ở đây vô cùng ít ỏi, một số cơ sở chữ Nôm chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong một câu đối chữ Hán hoặc chỉ là hiện tượng viết dòng chữ Hán theo cấu trúc thuần Việt.
Những câu đối bằng chữ Hán ở các đình, chùa ở đây thường thể hiện tinh thần tôn kính các bậc thần thánh và tiền nhân ở nhóm người di cư khai khẩn vùng đất phương Nam, tình yêu của những người con xa xứ dành cho quê cha đất tổ, lòng tự hào của những con người mới khi đến làm chủ vùng đất mới; ý nghĩa của việc tu tâm dưỡng tính ở mỗi người; thể hiện được vẻ đẹp hài hòa, cân đối trong hình thức đối ngẫu, vẻ đẹp trong hình tượng nghệ thuật…
Ở vấn đề vận mệnh chữ Nôm trong quá trình vận động xã hội ở Nam bộ, đi từ cách tiếp cận xuyên văn hóa, nhóm nghiên cứu nhận rằng việc chuyển đổi từ việc sử dụng chữ Nôm sang sử dụng chữ Quốc ngữ ở Bình Phước nói riêng và ở Nam bộ nói chung đã thực hiện được một sự chuyển đổi trong tâm thức ở người Việt vùng Nam bộ, góp phần giúp con người ở đây có phong thái nhanh nhẹn, gọn gàng và dứt khoát hơn; tính bình đẳng và tính hiệu quả cũng được nâng cao hơn; tư duy phân tích, phản biện cũng được chú trọng hơn.
Từ những kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá cho thấy quá trình khai khẩn của người Việt trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ra tương đối muôn hơn so với các vùng khác ở vùng Đông Nam bộ, các cơ sở tôn giáo – tín ngưỡng cũng không nổi trội về mặt số lượng và chiều dài lịch sử… thêm vào đó, trong chiến tranh chống Pháp và Mĩ, những ngôi đình và chùa cổ ở nơi đây đã bị tàn phá nặng nề, qua những lần trùng tu lại, những bức hoành phi, câu đối bằng chữ Hán, chữ Nôm cũng dần dần bị mất đi hoặc thay bằng chữ quốc ngữ…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu di văn Hán nôm ở đây đã cho thấy những nét khác biệt về lịch sử xã hội của vùng đất này. Số lượng không nổi trội so với các tỉnh thành lân cận, nhưng các ngồi đình, chùa ở đây cũng đã trở thành chỗ dựa tâm linh, chỗ dựa tinh thần cho người đang sống và cho cả những người đã khuất. Những câu đối bằng chữ Hán, chữ Nôm phần nào thể hiện được tinh thành yêu thương của Phật, thần, thánh… dành cho tất cả chúng dân, cũng như tình cảm của những con người dành cho nhau trong mối quan hệ ứng xử thường nhật.
Việc lồng ghép địa danh ở địa phương hoặc đặc điểm của vùng đất sở tại vào trong các câu đối đã thể hiện được tình yêu xứ sở, sự tự hào của di dân khi đến gắn bó với một vùng đất mới. Những câu đối bằng chữ Hán lại mang nặng lòng biết ơn của con người dành cho các bậc tiền hiền, các bậc thánh thần cũng như lòng hoài vọng của những di dân miền Nam dành cho vùng đất miền Bắc, miền Trung. Chính vì thế, những câu đối mang nặng tâm tư này cũng phần nào phác họa lại tiến trình lịch sử và xu hướng hỗn dung văn hóa trên vùng đất Bình Phước.
Từ những liễn đối, hoàng phi, lạc khoản, những người quản trị… ở đây đã góp phần nâng cao ý thức tu dưỡng bản thân cho tất thảy mọi người, giúp mọi người diệt trừ khổ nghiệp và vui sống giữa đạo với đời. Tuy số lượng ít ỏi, nhưng chúng ta có thể thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm thức của cư dân miền Nam nói chung và của cư dân Bình Phước nói riêng. Trong bước chuyển đổi tâm thức đó, chất âm tính vốn có của một nền văn hóa nông nghiệp điển hình đã dần phai nhạt, nhường chỗ cho chất dương tính để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.
Đề tài đã góp phần nhìn nhận lại vai trò của những cơ sở tôn giáo – tín những trong đời sống tinh thần của người dân Bình Phước. Qua kết quả này, các cơ quan quản lý có thể có nhiều cơ sở hơn để đưa ra những đánh giá khách quan về đời sống tôn giáo của tỉnh, cũng như quản lý các cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng này một cách hiệu quả hơn.
e. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu: 8/2016
- Thời gian kết thúc: 12/2017
f. Kinh phí thực hiện: 80.166.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).