a. Tên nhiệm vụ: Xác định sự hiện diện của gen quy định protein điều chỉnh miễn dịch trong nấm hoàng chi ở Việt Nam
b. Đơn vị chủ trì: Khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Thủ Dầu Một
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Nguyễn Bá Tư
d/ Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Đánh giá điều kiện nhiệt độ, độ Ph ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Hoàng chi trong môi trường dịch thể
- Xác định gen quy định Protein FIP từ nấm Hoàng chi
- Thu nhận protein FIP từ nấm Hoàng chi, thử nghiệm hoạt tính khử máu
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Nấm hoàng chi (Ganoderma colosum Donk) là một loại nấm quý hiếm của Việt Nam đã được nhiều công trình chứng minh có thành phần hoạt chất đa dạng với hoạt tính sinh học rất cao như kháng khuẩn, kháng HIV tuýp 1, ức chế tế bào ung thư gan. Mặc dù với thành phần hoạt chất được biết khá đa dạng, song các nghiên cứu hiện nay chủ yếu mới tập trung vào các triterpenoid như colossolactones (A-G), phenolic còn các thành phần khác vốn đã được biết có vai trò rất quan trọng trong họ Linh chi như polysaccharide hay protein thì vẫn còn rất ít thông tin đề cập, chẳng hạn ở các nấm đặc thù tại Việt nam như Ganoderma colossum.
Để tìm hiểu protein và vai trò của nó từ nấm Hoàng chi, Ths. Nguyễn Bá Tư, Trường Đại học Thủ Dầu Một và các cộng sự đã thực hiện đề tài “Xác định sự hiện diện của gen quy định protein điều chỉnh miễn dịch trong nấm Hoàng chi (Ganoderma colosum Donk) ở Việt Nam với mục tiêu: Đánh giá điều kiện nhiệt độ, độ pH ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Hoàng chi trong môi trường dịch thể; xác định gen quy định protein FIP từ nấm Hoàng chi và thu nhận protein FIP từ nấm Hoàng chi, thử nghiệm hoạt tính khử máu.
Nhóm nghiên cứu tiến hành nuôi cấy hệ sợi nấm Hoàng chi để thu nhận sinh khối: Hệ sợi nấm hoàng chi được nuôi cấy trong môi trường PDA trong ống thạch nghiên sau đó chuyển sang nuôi cấy trên đĩa petri. Kết quả có sự khác biệt về hình thái hệ sợi nấm Hoàng chi so với Linh chi chuẩn khi nuôi cấy trên môi trường PDA trên đĩa petri.
Qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện pH và nhiệt độ môi trường lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Hoàng chi trong điều kiện nuôi cấy hệ dịch thể cho thấy, sự thay đổi pH môi trường đáp ứng với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm. Hệ sợi của các loài nấm sợi nói chung có thể sinh trường trong một dải pH khá rộng. Trong nghiên cứu này đã xác định được pH tối ưu cho sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Hoàng chi trong môi trường dịch thể PD thông qua việc khảo sát dải pH từ 4-7 để thu sinh khối sau 7 ngày và 14 ngày. Sinh khối hệ sợi nấm Hoàng chi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố nhiệt độ, sinh khối tạo ra lớn nhất khi nuôi cấy tại 280C, sinh khối giảm dần khi nhiệt độ nuôi cấy lớn hơn hoặc nhỏ hơn 280C.
Theo Zhou (2007), để nghiên cứu được gen quy định protein FIP trong nấm Hoàng chi, tiến hành ly trích DNA tổng số từ hệ sợi nấm thu nhận được ở quá trình nuôi cấy dịch thể, sử dụng phương pháp HSLP. DNA nấm Hoàng chi được kiểm tra đánh giá nồng độ và độ tinh sạch bằng máy quang phổ UV. Để xác định được sự hiện diện của gen quy định protein điều chỉnh miễn dịch FIP trong nấm Hoàng Chi, thực hiện phản ứng PCR đoạn gen ly trích được từ nấm Hoàng chi với cặp mồi LZ8, sử dụng đoạn gen của nấm Linh chi làm đối chứng dương. Kết quả di khuếch đại đoạn gen quy trên gel cho thấy có sự xuất hiện của đoạn gen quy định protein điều chỉnh miễn dịch FIP trong nấm Hoàng chi; kết quả giải trình tự nucleotide, trình tự amino tương ứng và so sánh với ngân hàng genbank cho thấy là thành phần của protein quy định bởi gen FIP trong nấm hoàng chi cũng tương tự như protein LZ8. Như vậy, protein miễn dịch FIP trong nấm hoàng chi được quy định bởi trình tự đoạn gen đã được nhận dạng.
Sau khi nuôi cấy tăng sinh khối trong môi trường dịch thể, nhóm nghiên cứu tiến hành thu sinh khối và xác định khối lượng của protein FIP bằng phương pháp chạy sắc ký lọc gel, sau đó tiến hành thử nghiệm phản ứng khử máu. Kết quả có thể xác định protein thu nhận từ nấm Hoàng chi cũng có hoạt tính khử máu tương tự như các protein FIP khác đã được tìm thấy. Tuy nhiên, để nghiên cứu sâu hơn về tính miễn dịch của protein FIP từ nấm Hoàng chi thì cần bố trí thực hiện thêm các thí nghiệm chuyên sâu hơn.
Qua kết quả nghiên cứu tổng thể, nhóm tác giả kết luận như sau: Trong môi trường nuôi cấy dịch thể, ở điều kiện nhiệt độ là 280C và pH môi trường nuôi cấy ban đầu là 5 thí sinh khối hệ sợi nấm Hoàng chi thu được cao nhất sau 7 ngày nuôi cấy là 450 mg/100ml và sau 14 ngày là 630mg/100ml. Sự thay đổi pH môi trường đáp ứng với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm;
Có sự hiện diện của gen quy định protein điều chỉnh miễn dịch trong nấm Hoàng chi thông qua phản ứng PCR với cặp mồi LZ8 và xác định được band điện di có kích thước 312bp; kết quả giả trình tự đoạn gen xác định và thực hiện so sánh với ngân hàng gen cho kết quả tương đồng các nucleotide đạt 99% với đoạn gen quy định LZ8.
Từ kết quả chạy sắc ký lọc gel và điện li protein xác định được khối lượng protein điều chỉnh miễn dịch ở nấm hoàng chi; protein điều chỉnh miễn dịch ở nấm Hoàng chi có hoạt tính làm tan máu trong thử nghiệm phản ứng khử máu với máu người ở cả 4 nhóm máu A, B, AB và O và ngược lại đối với máu cừu.
Từ những kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị để đánh giá khả năng điều chỉnh miễn dịch của protein FIP và một số nghiên cứu khác liên quan đến từ nấm hoàng chi.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 12 tháng
- Thời gian bắt đầu:
- Thời gian kết thúc:
f/ Kinh phí thực hiện:
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)