Bình Dương: Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động như: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015, 2016-2020, 2021-2030 tại Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 11/12/2012.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các yếu tố thời tiết tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng có nhiều biến đổi. Bình Dương có nền nhiệt độ trung bình năm từ 26-27,80C. Trong 30 năm (1980-2010), nhiệt độ trung bình năm ở Bình Dương có xu hướng tăng lên. Trong đó, nhiệt độ thấp nhất tăng 0,50C, nhiệt độ trung bình tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,20C. Nhiệt độ tại Bình Dương có xu hướng cao hơn về phía Nam của tỉnh - thuộc thành phố Thủ dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An. Biến đổi khí hậu tác động đáng kể đến các vấn đề xã hội tỉnh Bình Dương, đặc biệt là y tế, sức khỏe cộng động, nước sạch, vệ sinh môi trường…
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động như: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015, 2016-2020, 2021-2030 tại Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 11/12/2012.
Chương trình 68-CT/TU ngày 14/8/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường với mục tiêu đến năm 2020, Bình Dương sẽ cơ bản thực hiện đồng bộ các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn tính mạng người dân và tài sản theo “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu” của tỉnh, tạo được bước chuyển biến cơ bản trong quản lý đất đai, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững và tăng dự trữ một số khoáng sản vì lợi ích lâu dài của tỉnh.
Ngày 08/01/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 50/QĐ-UBND về việc “thực hiện chương trình số 68-CT/TU ngày 14/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Theo Quyết định 3453, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại Bình Dương được chia ra làm 3 giai đoạn với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu với các ngành, lĩnh vực ở tỉnh Bình Dương trong từng giai đoạn; xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn; phát huy được năng lực của toàn tỉnh, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bào đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển ngành kinh tế carbon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, tích cực cùng cộng đồng nhân dân địa phương và trong nước giảm nhẹ những tác động lên bầu khí quyển gây biến đổi khí hậu.
Trong giai đoạn từ nay đến 2020, thực hiện quy hoạch tài nuyên nước, sử dụng đấy hợp lý; quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản và giống cây trồng; lập đề án quy hoạch đô thị, nông thôn mới theo hướng đô thị xanh; nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng; sử dụng nhiên liệu sinh học; nâng cấp 7 trạm đo mưa và xây mới 01 trạm; nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời…
Trong giai đoạn 2021 - 2030, soạn thảo, cập nhật chính sách mới giúp người dân có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp trong nông nghiệp; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng; phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất và đời sống; đánh giá hiệu quả các dự án ưu tiên đã thực hiện… nâng cấp và sửa chữa các hồ chứa nội tỉnh đã có để nâng cao khả năng thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Châu Nam