Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống thông tin trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở Việt Nam
b. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Phước
c. Tên cơ quan đi học: Văn phòng HĐND-UBND huyện Bàu Bàng
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Bình Dương
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của người dân chủ yếu về chất lượng dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Phước thực hiện năm 2020 với mục tiêu phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của người dân chủ yếu về chất lượng dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Thông qua đó, đề tài cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Bàu Bàng; đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Bàu Bàng; đề xuất hàm ý chính sách để nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Bàu Bàng.
Với phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên kết quả khảo sát của bộ thang đo SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988) để đo lường sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện Bàu Bàng. Kết quả đánh giá các tiêu chí đo lường mức độ sự hài lòng của người dân sử dụng dịch vụ hành chính công tại Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng với 25 biến quan sát (độc lập) ảnh hưởng đến sự hài lòng và 4 biến quan sát (phụ thuộc) đo lường yếu tố sự hài lòng, thông qua kết quả đánh giá chung tương đương quy đổi số điểm để có cơ sở nhận định yếu tố nào được đánh giá cao, yếu tố nào đánh giá thấp.
Qua kết quả phân tích dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát ý kiến các chuyên gia và người dân đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Bàu Bàng liên hệ giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời tiến hành các bước kiểm tra thang đo, kiểm tra mô hình lý thuyết thông qua việc kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và tiến hành kiểm tra một số giả định về sự phù hợp của mô hình. Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của người dân, từ đó đề xuất một số kiến nghị tích cực để điều chỉnh chính sách, quy định phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ nhân dân hiệu quả, nhanh chóng.
Từ kết quả nghiên cứu đó giúp tác giả tổng hợp, đề xuất các giải pháp hợp lý và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, mang lại sự hài lòng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
g. Năm tốt nghiệp: 2020