Các phương pháp xử lý nước thải ngành chăn nuôi
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát, kéo theo đó là hàng loạt sự thay đổi về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Nếu trước đây, ngành nông nghiệp nước ta hoạt động theo kiểu truyền thống nhỏ lẻ, thì ngày này các hộ chăn nuôi, nông nghiệp phát triển theo mô hình nông trại, trang trại với các hình thức chăn nuôi mới, áp dụng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mở rộng quy môi chăn nuôi, trồng trọt.
Đi kèm với sự phát triển trên là lượng chất thải phát sinh lớn từ các mô hình chăn nuôi trang trại, nông trại như nước thải, và xử lý nước thải với công nghệ tối ưu trước khí thải ra môi trường là điều cần thiết.
Công nghệ xử lý thải sau chăn nuôi hiện nay có rất nhiều phương pháp như: phương pháp lý học, hóa học, sinh học. Theo các nhà khoa học, việc xử lý chất thải sau chăn nuôi theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất, cụ thể xử lý thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí (Biogas), nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên đến 90%, khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và sử dụng chạy máy phát điện. Ngoài ra, xử lý yếm khí (biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết môi trường: nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi, giảm mầm bệnh, khí đốt tạo ra tối đa tạo năng lượng (khí đốt, điện…). Tại Bình Dương có các công trình nghiên cứu liên quan như:
Trong nghiên cứu, Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ kết hợp để xử lý chất thải có hiệu quả cho ngành chăn nuôi và giết mổ, tác giả Trần Minh Chí đã đề xuất công nghệ xử lý cho các cơ sở chăn nuôi và giết mổ bao gồm các công đoạn chính thông qua: Túi phân hủy, thiết bị kỵ khí cao tải lai ghép, bể hiếu khí hạn chế, bể anammox, hồ sinh học, bể khử trùng. Triển khai xây dựng mô hình trình diễn xử lý chất thải và nước thải cho ngành chăn nuôi và giết mổ gia súc.
Nhiệm vụ, Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn địa phương về tái sử dụng nước sau xử lý của ngành chế biến mủ cao su và ngành chăn nuôi để tưới cây. Nhiệm vụ này thực hiện vào năm 2013, nhiệm vụ thực hiện đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh từ nước thải chăn nuôi và nước thải cao su sau xử lý ở tỉnh Bình Dương; đánh giá tiềm năng áp dụng nước thải chăn nuôi và nước thải cao su sau xử lý tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu; xác định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở chế biến cao su thiên nhiên và của các cơ sở chăn nuôi khi tưới cây đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; xây dựng quy định chất lượng nước tái sinh cho mục đích tưới tiêu và chính sách quản lý về tái sinh nước ở tỉnh Bình Dương.
Với nhiệm vụ, Xây dựng mô hình điểm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý môi trường chăn nuôi heo bằng công nghệ Biogas tại huyện Bắc Tân Uyên. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương cũng đã phối hợp với Hội Nông dân huyện, xã triển khai 02 mô hình Biogas sử dụng vật liệu HDPE và đã được nghiệm thu trong tháng 12/2016. Mô hình này được xây dựng thể tích tương đương 30m3, quy mô chăn nuôi từ 20 đến 50 heo. Mục tiêu mô hình là xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo thu khí sinh học phục vụ nhu cầu đun nấu cho hộ gia đình.
Minh Nguyệt