Giải pháp kiểm soát Salmonella Enteritidis và Salmonella Typhimurium trong chăn nuôi gà thịt tại tỉnh Bình Dương
Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh
3. Mức độ bảo mật:
4. Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐTCN.08/21-403.03
5. Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh
Họ và tên thủ trưởng: PGS.TS Huỳnh Thanh Tùng
Địa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
6. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. Chủ nhiệm nhiệm vụ
Họ và tên: Lê Thanh Hiền Giới tính: Nam
Trình độ học vấn: Tiến sỹ Chức danh khoa học: Phó Giáo sư
Chức vụ: Trưởng bộ môn Bệnh Truyền nhiễm và Thú y cộng đồng – Khoa Chăn nuôi Thú y
8. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi họ tên, chức danh khoa học và học vị): ThS. Lê Hữu Ngọc, TS. Trần Thị Quỳnh Lan, ThS. Đặng Thị Xuân Thiệp, ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung và ThS. Lưu Đình Lệ Thúy.
9. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng về thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thịt tại tỉnh Bình Dương và tình trạng lưu hành Salmonella Enteritidis và Typhimurium trong chăn nuôi gà thịt.
- Xây dựng giải pháp kiểm soát Salmonella Enteritidis và Typhimurium trong chăn nuôi gà thịt.
- Xây dựng thành công ít nhất 02 mô hình kín và hở (mỗi mô hình tối thiểu 2 trang trại) dựa trên các giải pháp đã xây dựng.
10. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
- Nội dung 1: Đánh giá thực trạng về thực hiện an toàn sinh học tại các trại chăn nuôi gà thịt tại Bình Dương.
- Nội dung 2: Đánh giá sự lưu hành của Salmonella Enteritidis và Typhimurium trong các trang trại nuôi gà thịt.
- Nội dung 3: Xây dựng mô hình kiểm soát Salmonella Enteritidis và Typhimurium
ở một số trại chăn nuôi.
- Nội dung 4: Nâng cao ý thức và truyền thông.
11. Lĩnh vực nghiên cứu(3): Dịch tễ học thú y 403.03
12. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ(4): 1205. Thú y
13. Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn, điều tra sâu;
- Kỹ thuật serotyping, sinh học phân tử PCR và sequencing để xác định hiện diện các chủng Salmonella;
- Bố trí thử nghiệm lâm sàng;
- Kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính logistic hay Poisson để phân tích mối liên quan giữa các yếu tố an toàn sinh học và tình trạng lưu hành Salmonella;
- Các nguyên tắc truyền thông để tăng hiệu quả thực thi an toàn sinh học.
14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.
Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.
Báo cáo đánh giá thực trạng các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh trong chăn nuôi gà thịt tại một số trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bộ tiêu chí các giải pháp kiểm soát Salmonella Enteritidis và Salmonella Typhimurium trong quá trình nuôi gà thịt.
Ít nhất 02 mô hình kín và hở (mỗi mô hình tối thiểu 02 trại).
Tài liệu hướng dẫn cho trang trại.
Các báo cáo chuyên đề.
02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.
15. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản.
Người chăn nuôi.
16. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 4/2023 đến 4/2026)
17. Kinh phí được phê duyệt: 2.210.378.319 đồng
- Từ Ngân sách nhà nước: 1.902.378.319 đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức:
- Từ nguồn khác: 308.000.000 đồng
18. Quyết định phê duyệt: Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
19. Hợp đồng thực hiện: số 15/HĐ-SKHCN, ngày 5 tháng 4 năm 2023