Giảm sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung: Vấn đề tất yếu
Trước đây, gạch đất nung thường là loại gạch truyền thống được sử dụng phổ biến đến khoảng 80% trong các loại gạch trong xây dựng. Gạch được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao.
Loại gạch này thường được phân chia như sau:
- Gạch rỗng (gạch thông tâm): Đây là loại gạch có lỗ rỗng trong viên gạch: Có thể là 2, 3, 4, 6, hoặc 10 lỗ tùy theo yêu cầu của thiết kế. Gạch 4 lỗ là một trong số các loại gạch trong xây dựng thường được sử dụng xây tường nhà cao tầng. Do trọng lượng nhẹ, nhà ở đòi hỏi chiếm diện tích ít để sử dụng, đây cũng là loại gạch chuyên dùng cho xây tường 10. Gạch này thường được sử dụng ở miền Nam (thường là lỗ vuông); trong khi đó gạch 6 lỗ thường được xây tại những những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm, hoặc làm lớp chống nóng cho mái nhà. Tường bao ngoài có thể sử dụng cả gạch đặc và gạch lỗ, tên gọi khác là gạch tuynel. Loại gạch này có thể được xây tường dày 150. Ưu điểm của loại gạch này là nhẹ, rẻ hơn gạch đặc. Nhược điểm của loại gạch này là không thể chịu được lực, treo đồ kém vì nếu như khoan vít hoặc đóng đinh thì gạch sẽ vỡ. Gạch này phổ biến ở miền Bắc và miền Trung (thường là lỗ tròn).
Gạch 3 lỗ, 5 lỗ là một trong các loại gạch trong xây dựng thuộc loại sản phẩm xây dựng cao cấp. Loại gạch này dùng để xây tường chịu lực, chịu tải trọng, xây trang trí không tô, chát. Loại gạch này sẽ được xây nằm, bề mặt tiếp xúc hoàn toàn với vữa, mạch hồ liên kết với các viên gạch khoảng 1cm, lỗ của gạch hướng lên trên. Gạch 2 lỗ: Kích thước viên gạch 220 x 105 x 55, có 2 lỗ, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Thường xây lại những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm. Loại gạch này thường sử dụng để ngăn phòng nếu như xây nhà cấp 4. Còn nếu xây tường bao ngoài có thể sử dụng kết hợp hoặc gạch rộng và gạch đặc. Loại gạch này có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, chi phí rẻ hơn so với gạch đặc.
- Gạch đặc: Đây là loại gạch đặc không có lỗ. Gạch này thường được xây tường chịu lực, chịu tải trọng và có thể lát nền chịu tải và xây trang trí không chát. Loại gạch này có kích thước 220x105x55, đặc, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Gạch thường được xây tại các vị trí: móng gạch, tường móng, đổ cửa, bể nước, bể phốt, tường chịu lực, tường vệ sinh, tường bao,…Tường gạch thường có 3 loại có chất lượng giảm dần từ A1, A2, và B. Ưu điểm của loại gạch này so với các loại gạch trong xây dựng khác khá là chắc chắn, chống thấm tốt. Tuy nhiên, nhược điểm lại là nặng, chi phí đắt hơn so với gạch rỗng do nguyên liệu nhiều hơn. Giá của loại gạch này thông thường đắt gấp 2- 3 lần so với gạch rỗng.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, gạch đất nung sẽ gây tiêu tốn rất nhiều đất canh tác, làm mất diện tích đất (đất phù sa, đất ruộng, đất sét…) và một lượng lớn than hóa thạch, củi đốt dẫn đến tình trạng phá rừng, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta. Song song đó, nguồn tài nguyên này đã bắt đầu đang cạn kiệt và chắc chắn sẽ không còn nhiều trong tương lai. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gạch đất sét nung, khi nung gạch đỏ sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh do làn khói trắng dày đặc thoát qua ống lò, rồi hòa quyện vào trong không khí, bay theo hướng gió vào khu dân cư.
Theo khảo sát, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 25 tỷ viên gạch xây, thì có đến 90% là gạch nung còn lại 10% là gạch không nung. Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng cho biết “Nếu đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 - 60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800 - 3.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với những con số này, chúng ta còn tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trưởng gần 17 triệu tấn khí CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng.”
Để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản về Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bình Dương đến 2020 tại Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 4/01/2012; tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh tại Chỉ thị 05/2013/CT-UBND vào ngày 29/8/2013; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 20/3/2018… nhằm khuyến khích và tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đinh hướng thực hiện hiện tại các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, đồng thời tiếp tục tăng cường sản xuất vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung, nhằm đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển của tỉnh.
Và để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong thực hiện lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, khuyến khích và tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung giảm thiểu rất nhiều sự ô nhiễm môi trường trong khi tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền và tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng có giá thành thấp.
Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác. Bên cạnh đó, gạch không nung sử dụng các nguồn nguyên vật liệu chính trong tự nhiên như: đá, cát, xi măng... Các loại nguyên vật liệu này có mặt ở khắp nơi, việc khai thác và sử dụng chúng không gây tác động đến môi trường tự nhiên của quốc gia. Có thể nói, gạch không nung không chỉ là sản phẩm gạch xây thông thường mà khi sử dụng, nó còn mang giá trị nhân văn cao cả vì nó bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
Bên cạnh những ưu điểm thì gạch không nung cũng gặp nhiều khó khăn, do nguồn đất sét để sản xuất gạch nung ở nước ta được khai thác quá dễ dàng, gần như không phải trả tiền nên giá thành của sản phẩm gạch nung rẻ, khiến vật liệu xây không nung khó cạnh tranh. Đồng thời, tay nghề của thợ xây dựng đã quen với việc sử dụng gạch nung từ nhiều đời nay cùng với những dụng cụ đơn giản. Trong khi thi công vật liệu xây không nung đòi hỏi phức tạp hơn từ tay nghề của người thợ cho tới dụng cụ thi công, hồ vữa chuyên dụng. Do đó, thi công không đúng quy trình kỹ thuật thì sản phẩm xây dựng dễ bị lỗi, gây nứt, bể…
Vật liệu xây không nung là loại vật liệu thân thiện môi trường. Các ưu điểm đã được các nước trên thế giới công nhận từ gần 100 năm nay. Đặc tính cách âm, cách nhiệt, trọng lượng nhẹ, chống cháy, thi công nhanh. Do vậy việc giám sát, quản lý việc thực hiện Thông tư số 13/2017 của Bộ xây dựng là yêu cầu cấp thiết đối với các ban ngành quản lý. Đặc biệt cần có nhiều hình thức tuyên truyền đến chủ đầu tư, người dân biết đến lợi ích của vật liệu xây không nung.
Hoàng Ái