Hội nghị “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp”
Thời gian vừa qua, tình hình ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Đó là, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh với mức chi phí đầu tư thấp; kỹ thuật nuôi cấy mô của các chuyên gia sinh học cũng đạt kết quả cao trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số loại cây trồng khác; tạo ra nhiều chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, phân bón, cải tạo đất, xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi… có hiệu quả cao trong sản xuất.
Ngày 07/10/2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp”. Tham dự hội nghị có ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Thượng Văn Hiếu - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; ông Phạm Hữu Nhượng - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. HCM; cùng với đại diện Phòng Kinh tế và Hội Nông dân các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu khai mạc Hội nghị
Thời gian vừa qua, tình hình ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Đó là, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh với mức chi phí đầu tư thấp; kỹ thuật nuôi cấy mô của các chuyên gia sinh học cũng đạt kết quả cao trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số loại cây trồng khác; tạo ra nhiều chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, phân bón, cải tạo đất, xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi… có hiệu quả cao trong sản xuất.
Tại tỉnh Bình Dương, CNSH đã được ứng dụng phổ biến vào các mô hình, dự án và đặt một số kết quả nổi bật như: Sử dụng các chế phẩm sinh học trong bón phân, xử lý đất trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh có hại; áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2012; mô hình trồng lúa theo hướng VietGap kết hợp với công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng;… trong đó, mô hình, điểm IPM cộng đồng đã đặt được những kết quả đáng kể và từng bước nâng cao ý thức canh tác của nông dân theo hướng an toàn, bền vững, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng các loại, việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô trong sản xuất chưa được thực hiện, chủ yếu là được nhập từ các công ty, doanh nghiệp hoặc đơn vị chuyên trách ở các tỉnh thành khác để sử dụng như hoa lan, chuối…
Một góc quang cảnh hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã được nghe các báo cáo tham luận của các tổ chức, cá nhân về “Phòng bệnh trên cây tiêu bằng phương pháp tổng hợp (trong đó sử dụng nấm đối kháng trichoderma trong phòng bệnh)”; “Xử lý lục bình tạo nguồn phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học trichoderma (chế phẩm Nano-GroTM); “Kết quả chuyển giao CNSH nông nghiệp (trong lĩnh vực trồng trọt) và định hướng phát triển công nghệ sinh học trong thòi gian tới”… đồng thời, giải đáp những khó khăn và vướng mắc của các đại biểu tham dự trong suốt thời gian diễn ra hội nghị.
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các viện, trường, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các chương trình dự án có năng suất chất lượng nhằm nhân rộng các mô hình đem lại hiệu quả cao, phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay; xây dựng mô hình ứng dụng phục vụ mở rộng quy mô áp dụng vào thực tiễn sản xuất để đảm bảo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thông qua hội nghị, đã giúp cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh rút ra những kinh nghiệm và tăng cường ứng dụng CNSH vào sản xuất vừa nâng cao hiệu quả nông sản vừa tham gia bảo vệ môi trường và từng bước đưa nông sản hội nhập với khu vực và thế giới.
Thùy Dương