Khảo sát hiệu quả điều trị giảm đau của bệnh thoái hóa cột sống bằng phương pháp kết hợp châm cứu và xo bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 - 2016 (08/06/2017)
TÓM TẮT.
.Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển thành từng đợt nặng dần, thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm. Lâm sàng của thoái hóa cột sống rất đa dạng và phức tạp. Đau là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, buộc bệnh nhân phải điều trị và ảnh hưởng nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điều trị thoái hóa cột sống chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là hai phương pháp điều trị bảo tồn có hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả điều trị giảm đau trong bệnh thoái hóa cột sống bằng phương pháp kết hợp châm cứu và xoa bóp bấm huyệt. Phương pháp nghiên cứu là hồi cứu, thống kê mô tả. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân đến điều trị ngoại trú chủ yếu ở mức độ đau nhiều chiếm 97,2%. Bệnh nhân đau dữ dội chiếm 2,8%. Bệnh nhân đến điều trị ngoại trú chủ yếu là người cao tuổi, chiếm 85,7%, trung niên 14,3%. Kết quả sau 10 ngày điều trị là: tốt: 25,7%, khá: 27,2%, trung bình: 31,4%, kém: 15,7%. Vậy châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị giảm đau trong bệnh thoái hóa cột sống là có hiệu quả cao. Nhưng bệnh nhân càng lớn tuổi thì mức độ thoái hóa càng nặng và khả năng hồi phục càng chậm và ít.
SUMMARY.
Degenerative spine disease is a chronic, episodic progression to severe, more common in middle-aged and elderly people. The main reason is due to the aging process and the state of pressure overload extension of articular cartilage and intervertebral disc. Secondary clinical very diverse and complex. Pain is one of the most common symptoms, forcing patients to treat and affects many problems in life. Treatment of spinal degeneration mainly by means of internal medicine, acupuncture and acupressure massage therapy is both effective conservation.Objectives of the study was to assess the analgesic efficacy in patients with secondary method of combining acupuncture and XBBH. Research methodology is retrospective, descriptive statistics. In this study, patients to outpatient treatment mainly at the level of 97.2% occupied pain. Patients with severe pain accounted for 2.8%. Patients to outpatient treatment is mainly the elderly, accounting for 85.7%, 14.3% middle. Results after 10 days of treatment are: good: 25.7%, significantly: 27.2%, average: 31.4%, less: 15.7%. So acupuncture is XBBH combination analgesic therapy in secondary disease is highly effective. But the older the patient, the more severe the degree of degradation and recovery slower and less.
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thoái hóa cột sống (THCS) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn. THCS thường gặp ở người trung niên, cao tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm. Bệnh sẽ tiến triển thành từng đợt nặng dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ, tủy, gây đau hoặc tàn phế. Biểu hiện lâm sàng của THCS rất đa dạng và phức tạp. Đau là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, buộc bệnh nhân phải điều trị và ảnh hưởng nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điều trị thoái hóa cột sống chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, trong đó châm cứu và xoa bóp bấm huyệt (XBBH) của y học cổ truyền (YHCT) là hai phương pháp điều trị bảo tồn có hiệu quả được ứng dụng từ rất lâu trên lâm sàng. Bệnh viện Đa khoa Bình Dương đã điều trị thoái hóa cột sống bằng kết hợp châm cứu và XBBH của YHCT từ năm 2015, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị giảm đau khi kết hợp hai phương pháp này.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị giảm đau trong bệnh THCS bằng phương pháp kết hợp châm cứu và XBBH.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 70 bệnh nhân là người lớn đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa YHCT, Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, từ 01/01/2015 đến 30/9/2016. Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định THCS dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
- Có biểu hiện lâm sàng của THCS.
- Có phim X quang và được xác định có hình ảnh THCS
Tiêu chuẩu loại trừ:
- Những bệnh nhân bỏ điều trị đang trong liệu trình điều trị
- Những bệnh nhân không đồng ý điều trị bằng XBBH.
- Những bệnh nhân có hình ảnh trượt đốt sống trên phim x quang.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, thống kê mô tả
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án ngoại trú có tiêu chuẩn sau: Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp kết hợp châm cứu và XBBH; XBBH: mỗi ngày một lần, mỗi lần 10 phút, mỗi đợt điều trị 10 ngày; châm cứu: mỗi ngày châm một lần, mỗi lần châm 20 phút, mỗi đợt điều trị 10 ngày.
Tiến hành điều trị:
Chuẩn bị: Bệnh nhân THCS thắt lưng thì nằm sấp trên giường với tư thế thoải mái; Bệnh nhân THCS cổ thì ngồi ở tư thế thoải mái trên ghế có tựa lưng cao, hai tay đặt trên bàn hoặc nằm sấp trên giường.
Xoa bóp bấp huyệt: Thủ thuật XBBH: xoa, vuốt, vỗ, day, ấn, bấm, đấm, tùy theo bệnh nhân đau cấp hay mạn, gầy hay mập, già hay trẻ, mức độ loãng xương trên phim x quang mà chọn thủ thuật xoa bóp bấm huyệt và phương pháp bổ tả; sau khi xoa bóp bấm huyệt xong cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ 5 phút.
Châm cứu: Công thức huyệt châm cứu bệnh THCSTL: giáp tích, thận du, đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, ủy trung; công thức huyệt châm cứu bệnh THCS cổ: giáp tích, thiên trụ, thiên tông, liệt khuyết
Đánh giá kết quả điều trị:
- Thời điểm đánh giá: Trước điều trị, sau 10 ngày điều trị.
- Đánh giá mức cải thiện triệu chứng đau: Đánh giá dựa vào thang likert 11 điểm:
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả giảm đau:
- Kết quả tốt: từ 0-2, hết đau hoặc đau rất ít
- Kết quả khá: từ 2-4, đau ít.
- Kết quả TB: từ 4-6, đau vừa
- Kết quả kém: từ 6-10, đau nhiều hoặc tăng lên so với trước điều trị
KẾT QUẢ.
Bảng 1: đặc điểm độ tuổi BN đến điều trị
Nhận xét: Bệnh nhân đến điều trị ngoại trú ở khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Bình Dương có độ tuổi 45- 59 là 10/70 bệnh nhân, chiếm 14,3%; độ tuổi 60 - 79 là 49/70 bệnh nhân, chiếm 70%; độ tuổi 80 - 90 là 11/70 bệnh nhân, chiếm 15,7%. Vậy bệnh nhân đến điều trị ngoại trú ở tuổi trung niên chiếm 14,3%, người cao tuổi là 70%, tuổi già chiếm 15,7%.
Bảng 2: mức độ đau khi bệnh nhân đến trước điều trị
Nhận xét: Trong nghiên cứu này, bệnh nhân đến điều trị ngoại trú chủ yếu ở mức độ đau nhiều (68/70 bệnh nhân) chiếm 97,2%. Bệnh nhân đau dữ dội (2/70 bệnh nhân) chiếm 2,8%. Thường những trường hợp đau dữ dội là nằm điều trị nội trú. Nhưng vì lý do riêng nên bệnh nhân chấp nhận đến điều trị ngoại trú. Bệnh nhân đau mức độ vừa chiếm 0%, đau ít 0%, đau rất ít 0%.
Bảng 3: Kết quả sau 10 ngày điều trị giảm đau
Nhận xét: Sau 10 ngày điều trị có kết quả tốt là 18 bệnh nhân (25,7%), khá là 19 bệnh nhân (27,2%), trung bình là 22 bệnh nhân (31,4%), kém có 11 bệnh nhân (15,7%). Trong đó 2.8% bệnh nhân đau dữ dội sau điều trị giảm đau tốt.
Bảng 4: So sánh trước và sau điều trị
Biểu đồ 1: Hiệu quả điều trị giảm đau bằng châm cứu kết hợp XBBH
BÀN LUẬN.
Sau thời gian điều trị ngắn là 10 ngày, chúng tôi thấy châm cứu kết hợp XBBH là phương pháp điều trị giảm đau trong bệnh THCS là có hiệu quả cao. Nhưng tỉ lệ giảm đau kém chiếm 15.7%; phù hợp với bệnh nhân tuổi già (15,7%). Do THCS là bệnh tích theo tuổi, bệnh nhân càng lớn tuổi thì mức độ thoái hóa càng nặng và khả năng hồi phục càng chậm và ít, không phụ thuộc vào mức độ đau nhiều hay ít.
KẾT LUẬN.
Kết quả nghiên cứu ở 70 bệnh nhân THCS điều trị ngoại trú tại khoa yhct, Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Bệnh nhân đến điều trị ngoại trú chủ yếu là người cao tuổi, chiếm 85,7%
- Bệnh nhân bị THCS đến điều trị ngoại trú thường ở mức độ đau nhiều chiếm 97,2%
- Kết quả sau 10 ngày điều trị XBBH: Kết quả tốt: 25,7%; kết quả khá: 27,2%; kết quả trung bình: 31,4%; kết quả kém: 15,7%.
- Điều trị giảm đau trong bệnh THCS bằng phương pháp kết hợp châm cứu và XBBH là phương pháp đem lại hiệu quả giảm đau tốt cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Thị Bay. Bệnh học và điều trị. Tập 3. Nhà xuất bản y học. Chi nhánh tp Hồ Chí Minh. 1998
2. Phan Quan Chí Hiếu. Châm cứu học. Tập 1, 2. Nhà xuất bản y học. Chi nhánh tp Hồ Chí Minh. 2002
3. Phạm Huy Hùng. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Nhà xuất bản y học. Chi nhánh tp Hồ Chí Minh. 2004
4. Phạm Ngọc Hoa. Lê Văn Phước. Bài giảng chẩn đoán hình ảnh. Nhà xuất bản y học. Chi nhánh tp Hồ Chí Minh. 2002
5. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường, Hà Viết Hiền, các tác nhân vật lý thường dùng trong vật lý trị liệu, nhà xuất bản y học, 2005