Luận văn: Giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam bộ (1945-1975)
1. Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh Hồng Hạnh
2. Tên cơ quan đi học: Trường THPT Chuyên Hùng Vương
3. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Tái hiện quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ từ 1945 đến 1975. Từ đó, nhận xét, đánh giá về đặc điểm, vị trí, vai trò và những đóng góp của nền giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện nay.
Làm rõ những nét sáng tạo, linh hoạt trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ về các mặt: công tác quản lý giáo dục, hình thức tổ chức trường, lớp học, hình thức tổ chức dạy học, các điều kiện đảm bảo như giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu dạy học… trong kháng chiến.
Rút ra những đặc điểm, bài học lịch sử của giáo dục cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ ở Đông Nam Bộ, làm cơ sở vận dụng vào sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
- Góp một phần vào việc phục dựng bức tranh giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.
- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp người đọc hiểu rõ hơn sự sáng tạo, linh hoạt của những “chiến sĩ” giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cách mạng trong kháng chiến, góp phần vào giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học cho các thế hệ sau.
- Bước đầu nêu lên những ưu điểm, hạn chế của giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến.
- Luận án cung cấp những tư liệu lịch sử về sự nghiệp giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập về lịch sử giáo dục, lịch sử địa phương.
- Những kinh nghiệm được rút ra có thể vận dụng vào sự nghiệp giáo dục ở Đông Nam Bộ hiện nay.
6. Năm tốt nghiệp: 2023