Luận văn: Khảo sát hiệu quả của oligochitosan trong phòng trừ bệnh đốm nâu do nấm Alternaria trên cây Chanh dây
1. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hồng Phúc
2. Tên cơ quan đi học: Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương
3. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được hiệu quả của oligochitosan sử dụng cho mục đích kháng nấm Alternaria gây bệnh đốm nâu trên cây Chanh dây.
5. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Chủng nấm Alternaria macrospora là một trong những tác nhân gây ra bệnh đốm nâu ở lá và quả cây Chanh dây tại khu vực thôn Đạ Sơn, xã Đạ Knăng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Trong điều kiện in vitro, bổ sung hoạt chất oligochitosan được chế tạo theo phương pháp cắt bằng Co-60 với các mức nồng độ 0,4; 0,6; 0,8; 1% vào môi trường nuôi cấy nấm Alternaria macrospora gần như hoàn toàn ức chế sự phát triển của khuẩn lạc nấm, hiệu quả ức chế đạt 97,340 - 97,58% so với nghiệm thức đối chứng (không có oligochitosan). Trong khoảng nồng độ từ 0 - 1%, hoạt chất oligochitosan được chế tạo theo phương pháp cắt bằng H2O2 có hiệu quả ức chế Alternaria macrospora đạt 29,97% - 62,25%, thấp hơn hoạt chất oligochitosan được chế tạo theo phương pháp cắt bằng Co-60.
Sử dụng oligochitosan được cắt bằng Co-60 với nồng độ 0,4% cho hiệu quả ức chế cao (97,58%) đối với sự phát triển của khuẩn lạc nấm Alternaria macrospora.
Dung dịch oligochitosan cắt bằng phương pháp Co-60 nồng độ 0,5% có hiệu quả phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây Chanh dây tương đương với thuốc hoá học mancozeb nồng độ 0,2%. Sử dụng dung dịch oligochtosan với mức nồng độ 0,005% tuy chưa làm giảm đáng kể sự phát triển của bệnh, nhưng trong trường hợp phun đủ 3 lần liên tiếp trong khoảng thời gian 15 ngày cho thấy có tác dụng làm giảm mức độ thiệt hại.
6. Năm tốt nghiệp: 2022