Luận văn: Nghiên cứu khả năng sử dụng động vật phiêu sinh làm chỉ thị sinh học trong đánh giá chất lượng nước mặt của rừng ngập mặn tại huyện Ba Tri, Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
1. Chủ nhiệm đề tài: Tạ Thị Thanh Hà
2. Tên cơ quan đi học: Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương
3. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát mối liên hệ giữa chất lượng nước và quần xã động vật phiêu sinh ở rừng ngập mặn huyện Ba Tri và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Từ đó làm tiền đề cho việc việc lựa chọn chỉ thị sinh học cho chất lượng nước.
Mục tiêu cụ thể
(i) Đánh giá chất lượng nước mặt ở RNM huyện Ba Tri và Bình Đại, tỉnh Bến Tre
(ii) Đánh giá đa dạng sinh học của động vật phiêu sinh ở RNM huyện Ba Tri và Bình Đại, tỉnh Bến Tre
(ii) Mối liên hệ giữa chất lượng nước và động vật phiêu sinh
(iii) Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của các loài chỉ thị đến chất lượng nước mặt RNM tại huyện Ba Tri và Bình Đại tỉnh Bến Tre
5. Kết quả thực hiện (tóm tắt): Đề tài nghiên cứu chủ yếu tìm mối tương quan giữa chất lượng nước mặt và hệ động vật phiêu sinh trong nước, làm tiền đề xem xét các thành phần động vật phiêu sinh như chỉ thị môi trường nước. Nền tảng cho nghiên cứu tác động của hệ động vật phiêu sinh đến chất lượng môi trường nước, cụ thể các phần COD, BOD, T-N, T-P.
6. Năm tốt nghiệp: 2023