Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển cảnh quan khu vực bờ Đông sông Sài Gòn tỉnh Bình Dương thành điểm nhấn bản sắc văn hóa Bình Dương
Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tôn Nữ Quỳnh Trân
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương, đô thị Thuận An, đô thị Thủ Dầu Một, đô thị Nam Bến Cát đã được phê duyệt, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp tạo lập bản sắc quy hoạch kiến trúc sông nước và ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực bờ Đông sông Sài Gòn. Đề xuất bảo tổn, phát huy giá trị một số không gian truyền thống của khu vực bờ Đông sông Sài Gòn (chợ ven sông, vườn cây ăn trái, làng nghề thủ công truyền thống,…); bảo tồn, phát huy giá trị một số công trình kiến trúc đặc thù khu vực bờ Đông sông Sài Gòn; các giải pháp quy hoạch và quản lý một số không gian du lịch mới. Đề xuất kết nối không gian 2 bờ Đông và Tây Sài Gòn: Khung giao thông, không gian mở, điểm nhấn… Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sinh hoạt, trong kiến trúc nhà ở tương thích với từng kịch bản của nước dâng.
Tóm tắt nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Những đặc thù của tỉnh Bình Dương về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nội dung 2: Vùng đất và con người bờ Đông sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình Dương.
Nội dung 3: Bản sắc văn hóa, lối sống của cư dân ven bờ Đông sông Sài Gòn.
Nội dung 4: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực dân sinh.
Nội dung 5: Tổng hợp và đề xuất.
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội – Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp dữ liệu; phương pháp khảo sát thực địa, điều tra nhân học, điều tra xã hội học, chuyên gia, so sánh, đối chiếu, mô hình hóa; phương pháp phân tich bản đồ GIS, phân tích ảnh vệ tinh; phương pháp liên ngành để kết nối các phương pháp nêu trên.
Kết quả dự kiến:Thuyết minh đề cương chi tiết; mẫu phiếu khảo sát; báo cáo tổng hợp kết quả điều tra; bảo cáo tổng quan về vấn đề nghiên cứu; báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài; các chuyên đề nghiên cứu.
Thời gian thực hiện: 28 tháng (từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2018).