Nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa và ức chế amylase của lá xoài (Mangifera indica)
b. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
c. Tổ chức chủ trì: trường đại học Thủ Dầu Một
d. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ngô Đại Hùng
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa và hiệu quả giảm đường huyết qua việc ức chế amylase của lá xoài (Mangifera indica), đồng thời định hướng phát triển và ứng dụng trong dược phẩm có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị tiểu đường.
Mục tiêu cụ thể:
- Chứng minh được khả năng ức chế enzyme α-amylase, và khả năng làm tăng hấp thụ đường của lá xoài.
- Chứng minh được hoat tinh kháng oxy hóa.
- Định hướng ứng dụng lá xoài trong dược phẩm có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bênh tiểu đường
f. Tóm tắt:
Đề tài do TS. Ngô Đại Hùng, trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện với mục tiêu nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa và hiệu quả giảm đường huyết qua việc ức chế amylase của lá xoài (Mangifera indica), đồng thời định hướng phát triển và ứng dụng trong dược phẩm có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị tiểu đường.
Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện lương đường trong máu tăng bất thường. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể là do cơ thể người bệnh thiếu hụt hay đề kháng với insulin dẫn đến rối loạn cơ chế chuyển hóa đường trong máu. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại gây tổn thương tới các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể, dẫn đến rối loạn hay suy giảm chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mắt, thận, thần kinh…. Cùng với bệnh ung thư và tim mạch, bệnh tiểu đường là một trong ba bệnh có số người mắc tăng nhanh nhất, ngày càng phổ biến và là một gánh nặng lớn của toàn cầu. Theo WHO năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc bệnh, tới nay có khoảng 180 triệu người và ước tính đến năm 2030 có khoảng 366 triệu người mắc bệnh. Đối với các nước phát triển, người mắc bệnh thường là người già ngoài 60 tuổi; còn ở các nước đang phát triển thì trường hợp này lại rơi vào những người đang ở tuổi lao động từ 40 đến 60 tuổi. Sự khác biệt này sẽ kéo dài đến năm 2030 mặc dù ít hơn. Mỗi khu vực có tổng số lượng người mắc bệnh tiểu đường có thể tăng trên 50% trong vòng 20 năm tới. Chi phí y tế toàn cầu về bệnh tiểu đường đã đạt ít nhất 376 tỷ USD trong năm 2010, dự đoán tăng lên 490 tỷ USD trong năm 2030.
Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng và mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường, nhu cầu phòng và chữa trị của con người ngày càng lớn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra loại thuốc từ thiên nhiên, trong đó công dụng của lá xoài đã được y học cổ truyền của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thông tin sử dụng chữa trị đái tháo đường từ hàng nghìn năm trước. Thêm vào đó, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng cho ta thấy được vai trò có lợi của lá xoài trong việc làm giảm đường huyết ở các mô hình thí nghiệm in vivo. Đáng chú ý, gần đây công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang (2018) cũng đã chứng minh được hiệu quả làm giảm đường huyết của lá xoài trên chuột đái tháo đường.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng sự thiếu hụt insulin làm giảm khả năng hấp thu glucose vào trong con đường biến dưỡng của tế bào và làm tăng sự sản xuất glucose từ gan ở bệnh nhân đái tháo đường. Theo đó, những dược liệu có vai trò làm tăng tính hấp thu glucose vào trong tế bào sẽ góp phần khắc phục được tình trạng đường huyết cao.
Trong nghiên cứu này, cao lá xoài có thể làm tăng đáng kể hàm lượng glucose được hấp thu vào trong tế bào gan LO-2 so với control (không xử lí mẫu). Mức độ hấp thu glucose của cao lá xoài đạt được là (143 ± 9,3)% tại 200 μg/ml. Tuy nhiên, mức độ hấp thu glucose của cao lá xoài thì thấp hơn metformin (197 % tại 20 μg/ml) và Brachylaena elliptica (121% tại 100 μg/ml). Các nghiên cứu đã xác nhận rằng insulin kích thích quá trình vận chuyển glucose vào trong một số mô cơ thông qua tập hợp các protein mang cho phép glucose được khuếch tán tăng cường (glucose transporters) từ tế bào chất đến màng tế bào. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển này bị yếu đi ở bệnh nhân đái tháo đường do thiếu hụt insulin. Điều đó có thể đề xuất vai trò của các dược liệu đối với việc huy động các glucose transporters từ nội bào đến màng tế bào chất của tế bào để tăng cường quá trình hấp thu glucose vào trong tế bào.
Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp chiết cao lá xoài non từ bột nguyên liệu khô được ngâm trong ethanol 960 theo tỷ lệ (1:8, w/v), ở nhiệt độ phòng trong thời gian 1 ngày. Dịch chiết được thu nhận sau 1 ngày và lặp lại quá trình chiết 3 lần. Tất cả dịch chiết thu được được tổng hợp lại và tiến hành cô quay chân không ở nhiệt độ 300C, 90 rpm để bay hơi dung môi, thu được phần cao ở dạng sệt. Cao chiết thu nhận được giữ trong tủ lạnh 40C đến khi sử dụng.
Kết quả cho thấy, cao lá xoài non có hàm lượng phenolic tổng là 26,2 mg phenolic/g cao chiết. Cao lá xoài cho thấy hoạt tính ức chế enzyme alpha-amylase lên tới (51,4 ± 2,7)% tại nồng độ 200 µg/ml. Hơn nữa, cao lá xoài cho thấy khả năng hấp phụ glucose là (2,7 ± 0,19) mM glucose/g cao chiết. Ngoài ra, cao lá xoài làm tăng khả năng hấp thụ glucose vào trong tế bào gan LO2 lên đến (143 ± 9,3)% tại nồng độ 200 µg/ml mà không có hoạt tính gây độc. Thêm vào đó, cao lá xoài có hiệu quả quét gốc tự do DPPH (63,3 ± 2,1)% và quét gốc ABTS+ (71,6 ± 4,3)% tại nồng độ 200 µg/ml.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, cao chiết từ lá xoài non có hoạt tính chống oxy hóa và có khả năng ức chế α-amylase góp phần trong việc phòng và hỗ trợ điều tri ̣bệnh tiểu đường. Lá xoài non có hoạt tính sinh học có thể được áp dụng để phát triển thành những sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên và mang lại lợi ích về sức khỏe cho người tiêu dùng.
g. Lĩnh vực nghiên cứu:
h. Phương pháp nghiên cứu:
i. Thời gian thực hiện: 07/2019 – 07-2020
j. Kinh phí phê duyệt: 79.800.000