Sở Khoa học và Công nghệ: Thực hiện Đề án Thành phố Thông minh giai đoạn 2016-2020, định hướng trong thời gian tới
Trong giai đoạn 2016-2020, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều nhiệm vụ trong Đề án Thành phố thông minh: phát triển công nghệ cao, thành lập phát triển các phòng thí nghiệm chế tạo (FabLab); phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất cho hệ sinh thái; nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng… đánh dấu một bước ngoặc phát triển khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Về phát triển công nghệ cao, thành lập phát triển các phòng thí nghiệm chế tạo (FabLab)
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở KH&CN thực hiện đầu tư và đưa và hoạt động hệ thống các phòng thí nghiệm, chế tạo gồm: Phòng thí nghiệm chế tạo cơ điện Bình Dương tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore; phòng thí nghiệm chế tạo công nghệ sinh học ứng dụng Bình Dương tại Trường Đại học Thủ Dầu Một; Phòng thí nghiệm chế tạo đa ngành tại Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 02 Fablab đã gia nhập và tham gia vào mạng lưới Fablab của thế giới gồm: Fablab đa ngành tại Trung tâm sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh vàFablab tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, giúp nâng cao khả năng kết nối, tận dụng trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Ngoài ra, Sở cũng đã phối hợp, góp ý cùng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh để tham mưu UBND tỉnh ban hành đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”. Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ. Thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập của phụ nữ thông qua chuỗi các dịch vụ hỗ trợ chất lượng, bền vững….
Tham mưu thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương (BIIC) với mục tiêu thực hiện kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh, hiện tại Trung tâm đã hoàn thành việc xây dựng, trang bị thiết bị cần thiết và đi vào hoạt động ổn định.
Nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng: phối hợp triển khai công tác khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho đối tượng thanh niên trên địa bàn tỉnh; xúc tiến kết nối, phát triển toàn diện các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đồi mới sáng tạo của tỉnh, gồm: các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh; các tổ chức hỗ trợ, tổ chức thúc đẩy, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, mạng lưới tư vấn, cố vấn; tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Tuyên truyền phương pháp giáo dục mới (STEM): Phối hợp cùng các ngành, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức thành công 03 tọa đàm chuyên gia về định hướng và giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và vai trò của đổi mới sáng tạo và giáo dục STEM trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; hội thảo khoa học “Đi từ trải nghiệm thực tiễn đến tư duy sáng tạo”; phối hợp tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu về phương phápđào tạo Stem cho đội ngũ giáo viên các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Trong hoạt động truyền thông về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Sở đã tiến hành xây dựng, đưa vào hoạt động Website BIIC với địa chỉ tên miền: http://biic.vn; phối hợp thực hiện Chương trình truyền hình với tên gọi “Hành trang khởi nghiệp” gồm 26 số phóng sự chuyên đề về khởi nghiệp. Bên cạnh đó, trong năm 2020 Sở cũng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh và quảng bá cho BIIC.
Một số hoạt động khác
Hoàn thành tốt công tác tổ chức và đảm bảo nội dung Diễn đàn Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2018 trong khuôn khổ Sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA), góp phần quan trọng vào thành công sự kiện này của tỉnh; Chủ trì, phối hợp với WTA, thành phố Daejeon tổ chức thành công Cuộc thi sáng kiến thành phố thông minh - Bình Dương 2018.
Phối hợp với Văn phòng thành phố thông minh và các ngành có liên quan tham mưu lãnh đạo tỉnh tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 11 của Đại hội đồng Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA) nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Horasis; Bình Dương được công nhận là thành viên Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA), đồng thời tỉnh Bình Dương được bình chọn là 1 trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019 (Smart21) và chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng thành phố thông minh thế giới (ICF).
Ngoài ra, Sở đã tổ chức thành công cuộc thi về Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh với 94 nhóm và cá nhân từ 22 trường đại học trong cả nước đăng ký tham gia. Đơn vị đã phối hợp hỗ trợ 03 đội Starup đại diện cho tỉnh tham gia vòng chung kết cuộc thi TechFest vùng Đông Nam Bộ tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả 01 đội (Aneco) đạt giải nhì và được chọn tham gia chung kết cuộc thi TechFest quốc gia tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 12/2019.
Phối hợp với Tỉnh đoàn và Sở Giáo dục xây dựng nội dung hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; Trường Đại học Thủ Dầu Một và Hội Sinh viên tỉnh tổ chức cuộc thi khởi nghiệp “BinhDuong Innovation Ideas 2020”. Trong năm 2020, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc thi khởi nghiệp với chủ đề: “Khởi nghiệp từ nghề truyền thống tỉnh Bình Dương” với mong muốn sẽ đón nhận những giải pháp khởi nghiệp sáng tạo nhằm thúc đẩy phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh trong thời gian tới.
Phối hợp điền đơn, tham gia Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới ICF, từ kết quả các hoạt động khởi nghiệp đồi mới sáng tạo đã góp phần trong việc đáp ứng các tiêu chí của ICF, qua đó Vùng thông minh Bình Dương được bình chọn là 1 trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới; phối hợp thực hiện thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis - Bình Dương 2019.
Hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới sáng tạo ở đối tượng doanh nghiệp cũng được quan tâm triển khai. Đến nay, toàn tỉnh có 29 tổ chức KH&CN, 04 doanh nghiệp KH&CN. Có 02 doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và có sử dụng quỹ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại doanh nghiệp.
Phối hợp Cục công tác phía Nam thuộc Bộ KHCN tổ chức cuộc thi Sáng tạo trong tầm tay trong lĩnh vực nông nghiệp vùng Đông Nam bộ đã tạo được sân chơi sáng tạo trong việc ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch năm 2021
Tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy và kết nối hệ thống các phòng thí nghiệm chế tạo (fablab) trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động ổn định; triển khai các nội dung liên quan đến việc hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Tham mưu Đề án đào tạo nâng cao chất lượng nguổn nhân lực chohệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 27/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025”.
Phối hợp với ngành giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, kết nối mạng lưới Fablab, xây dựng chương trình và tổ chức các buổi học ngoại khóa, các lớp học trải nghiệm sáng tạo cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về giáo dục STEM cho các giáo viên thuộc các trường.
Hỗ trợ phát triển các ý tưởng sáng tạo làm ra các sản phẩm, mô hình, dịch vụ mới, đặc biệt phục vụ cho việc phát triển thành phố thông minh thông qua BIIC; hỗ trợ và thúc đẩy các dự án, các mô hình thí điểm về việc ứng dụng công nghệ tại các địa phương.
Định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm 2021 - 2025
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Bình Dương được hình thành và phát triển ở cấp độ cơ bản hoàn thiện (cấp độ 4 trong thang đo 7 cấp độ); hình thành về cơ bản hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025: Hỗ trợ hình thành từ 4 đến 5 vườn ươm doanh nghiệp, không gian khởi nghiệp để phục vụ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ phát triển 50 dự án khởi nghiệp sáng tạo, 25 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm.
Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Chương trình phát triển KH&CN tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 và tổ chức thực hiện sau khi được ban hành. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch trọng tâm của tỉnh trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các giải pháp đổi mới sáng tạo của tỉnh theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học là chủ thể nghiên cứu, đảm bảo phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển KH&CN với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành trên cơ sở thúc đẩy gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp để đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở rộng hình thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ, gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu.
Thực hiện hiệu quả Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, trọng điểm, công nghệ cao để nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng cường năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lập quỹ phát triển KH&CN, thành lập doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tăng cường hợp tác công tư trong triển khai các dự án công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển và các dự án sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao khuyến khích đầu tư phát triển. Phát triển thị trường KH&CN; Thúc đẩy hình thành Khu công nghiệp KH&CN tỉnh.
Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo và vận hành hiệu quả BIIC nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương.
Mỹ Linh