Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2. Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh
3. Mức độ bảo mật: Bình thường
4. Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐTXH.03/21-601.99
5. Tên tổ chức chủ trì: Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương
Họ và tên thủ trưởng: TS. Huỳnh Ngọc Đáng
Địa chỉ: Tầng 12B, tháp A, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh, phường Hoà Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Website: sugia.vn
6. Cơ quan chủ quản:
7. Chủ nhiệm nhiệm vụ
Họ và tên: TS. Huỳnh Ngọc Đáng
Giới tính: Nam
Trình độ học vấn: Tiến sĩ Chức danh khoa học:
Chức vụ: Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương.
8. Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ (ghi họ tên, chức danh khoa học và học vị):
TS. Huỳnh Ngọc Đáng
ThS. Văn Thị Thùy Trang
TS. Nguyễn Văn Giác
TS. Trần Hạnh Minh Phương
TS. Nguyễn Văn Thuỷ
ThS. Đinh Thị Hoà
ThS. Đinh Thanh Huy
ThS. Nguyễn Thị Lan
ThS. Đỗ Thị Thanh
CN. Trần Đức Thuận
9. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Hệ thống các giá trị về lịch sử, văn hóa, giáo dục... của địa danh tỉnh Bình Dương;
- Đánh giá ý nghĩa và nguồn gốc về địa danh tỉnh Bình Dương; hình thành bộ tổng tập địa danh Bình Dương; đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm phát huy công trình nghiên cứu “Địa danh tỉnh Bình Dương.
10. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
Nội dung 1: Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích nội dung, ý nghĩa, đặc điểm văn hoá, lịch sử các địa danh trên địa bàn 91 xã ,phường, thị trấn (trong 9 huyện, thị, thành phố) của tỉnh Bình Dương. Mỗi xã, phường, thị trấn chọn từ 35-40 địa danh tiêu biểu. Mỗi địa danh được chọn sẽ được khảo sát, phân tích khoa học về nội dung, ý nghĩa văn hoá, lịch sử, đặc điểm phương thức cấu tạo, cấu trúc ngữ âm, ngữ nghĩa...của từng địa danh.
Nội dung 2: Xây dựng một báo cáo khoa học tổng hợp, chuyên sâu nhằm bước đầu phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa văn hoá lịch sử và các đặc điểm loại hình, các phương thức cấu tạo địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nội dung 3: Xây dựng một bộ Tổng tập địa danh Bình Dương theo dạng như một từ điển địa danh với xấp xỉ 3.100 mục từ là các địa danh đã từng và đang được phổ biến, sử dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
11. Lĩnh vực nghiên cứu(3): Phát triển xã hội và dịch vụ.
12. Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ(4): 1802 Phát triển văn hóa
13. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát bản đồ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- Báo cáo khoa học tổng kết kết quả nghiên cứu đề tài có cơ sở khoa học, cụ thể, khả thi.
- Tổng tập danh mục địa danh Bình Dương (sắp xếp theo A, B, C)
- Tập danh mục địa danh Bình Dương theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố
- Các bài báo khoa học.
15. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển giao cho ngành văn hoá, du lịch địa phương, các Sở ngành có liên quan, góp phần trang bị kiến thức cho giới chuyên môn trong các hoạt động văn hoá, du lịch.
16. Thời gian thực hiện: 18 tháng
17. Kinh phí được phê duyệt: 1.515.475.882 đồng (Một tỷ, năm trăm mười lăm triệu, bốn trăm bảy mươi lăm ngàn, tám trăm tám mươi hai đồng),
trong đó:
- Từ Ngân sách nhà nước: 1.515.475.882 đồng (Một tỷ, năm trăm mười lăm triệu, bốn trăm bảy mươi lăm ngàn, tám trăm tám mươi hai đồng).
- Từ nguồn tự có của tổ chức: không
- Từ nguồn khác: không
18. Quyết định phê duyệt: Quyết định số 2978/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
19. Hợp đồng thực hiện: số 39, ngày 27 tháng 12 năm 2021