Tên nhiệm vụ: Phát triển công nghệ tích trữ năng lượng, phát hiện, xử lí môi trường dựa trên các vật liệu composites: Polymer/ xúc tác, carbon/ xúc tác và bán dẫn/ xúc tác.
1. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
2. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Kim Chung
4. Mục tiêu nghiên cứu:
5. Tóm tắt:
- Đã chế tạo được tấm vật liệu gồm các sợi CNF đính platinum trên bề mặt kết thành bằng phương pháp electrospinning đồng trục có dung lượng riêng cao (5600 mAh/gc).
- Hạt nano Pt cũng giúp kéo dài tuổi thọ của pin LOB sử dụng điện cực cathode CNF/Pt (158 vòng) so với LOB sử dụng điện cực CNF (67 vòng) tại dung lượng giới hạn 1000 mAh/gc và mật độ dòng 500 mA/gc.
- Vật liệu cũng thể hiện hiệu quả trong CDI với dung lượng hấp phụ muối cực đại sử dụng điện cực CNF và CNF/Pt có thể lên tới 14 mg/g và 16 mg/g.
- Đã chế tạo được carbon aerogel từ nguồn sinh khối lục bình có diện tích bề mặt 100 m2/g sau quá trình hoạt hóa KOH
- Sử dụng điện cực carbon aerogel vào quá trình khử mặn bằng công nghệ CDI sử dụng điện cực carbon aerogel lục bình có dung lượng hấp phụ muối đạt 14,69 mg/g sau 3000 giây.
- Đã tổng hợp hạt xúc tác nano cấu trúc nanocomposite giữa SnO/SnO2 bằng phương pháp thủy nhiệt và ứng dụng sử lí môi trường.
• Đã bao bọc chất khâu mạng imidazole trong hạt micro bằng phương pháp elecrospray dùng cho nhựa epoxy.Khảo sát ứng dụng kết dính 2 lớp vật liệu tạo thành điện cực của hệ epoxy-imidazol. Kết quả cho thấy điện cực có thể hoạt động ổn định với khả năng giảm quá thế của lớp graphene và khả năng ổn định khi xạc-xả của lớp CNF.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: KH Tự nhiên
7. Thời gian thực hiện: 09/2021 - 09/2023
8. Kinh phí phê duyệt: 400,000,000