Tên nhiệm vụ: Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
2. Tổ chức chủ trì: Trường CHính trị tỉnh Bình Dương
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Thị Hải Yến
4. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xây dựng cơ sở lý luận về LNTT, phát triển LNTT; những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LNTT;
+ Khái quát được thực trạng phát triển của LNTT và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của LNTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
+ Thiết lập ma trận SWOT nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển LNTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển LNTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 định hướng đến năm 2045
5. Tóm tắt:
Thông qua việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LNTT ở Bình Dương như: (1) Chính sách cho phát triển LNTT; (2) Thị trường tiêu thị sản phẩm; (3) Chất lượng nguồn nhân lực trong LNTT; (4) Trình độ công nghệ kỹ thuật của cơ sở sản xuất trong LNTT; (5) Nguồn vốn đầu tư; (6) Kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông và lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các LNTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương với 4 nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: (1) Khả năng tài chính; (2) Cơ sở hạ tầng của các cơ sở sản xuất; (3) Điều kiện sản xuất và (4) Khả năng hiểu biết của các chủ cơ sở LN thì yếu tố “Khả năng hiểu biết” có sự ảnh hưởng và tác động mạnh nhất. Nhìn nhận một cách tổng quan, mặc dù là yếu tố quan trọng nhất nhưng khả năng hiểu biết của các chủ cơ sở vẫn còn khá khiêm tốn. Do đó, làm thế nào để tăng cường chất lượng của các chủ cơ sở đặc biệt là khả năng kết nối, tìm kiếm thị trường là một trong những nhiệm vụ tiên quyết là các nhà làm chính sách cần hướng đến.
6. Lĩnh vực nghiên cứu:
7. Thời gian thực hiện: 05/2023 - 10/2023
8. Kinh phí phê duyệt: 200.000.000