Tên nhiệm vụ: Sử dụng phế phẩm nông nghiệp ức chế Cd hấp thụ lên cây cải thìa (Brassica rapa chineniss) trong điều kiện giả định đất ô nhiễm
1. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
2. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lương Thị Thu Trang
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Sử dụng phế phẩm nông nghiệp ức chế độc chất Cả hấp thụ lên cây cải thìa trong điều kiện giả định đất ô nhiễm. Đánh giá ảnh hưởng của phế phẩm nông nghiệp đối với việc giảm nồng độ Cả hấp thụ lên cây cải thìa. Xem xét quá trình giải độc Cả trong đất với phế phẩm nông nghiệp. Đề xuất hàm lượng phế phẩm nông nghiệp sử dụng tối ưu nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phế phẩm nông nghiệp có thể giảm độc Cả ở nồng độ vượt tiêu chuẩn (3 và 6 mg/kg) bằng cách chuyển đổi các dạng Cd di động (EXC-Cd và CAB-Cd) thành các dạng Cd ít di động và bền vững (FEM- Cd, OM-Cd, và RES-Cd) trong đất; dẫn đến nồng độ Cơ trong rễ và thân cây cải thìa cũng giảm và cây tăng trường hơn. Tuy nhiên, sự giảm nồng độ Cả chỉ có thể xảy ra đáng kể khi phế phẩm nông nghiệp ở mức thích hợp (20 g/kg). Ngoài ra, phế phẩm nông nghiệp lại thúc đẩy sự phát triển của cây cải thìa ở hàm lượng thấp hơn (10 g/kg). Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan tốt giữa tỷ lệ các dạng Cd di động với nồng độ Cả trong cây cải thìa và sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, còn cho thấy rơm rạ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự hấp thụ Cả lên cây ở nồng độ vượt chuẩn, thông qua việc biến đổi thành các dạng Cả bền vững.
6. Lĩnh vực nghiên cứu:
7. Thời gian thực hiện: 12/2021 - 06/2023
8. Kinh phí phê duyệt: 49,845,000