Tên nhiệm vụ: Sự nghiệp học thuật và sáng tác văn học của Phan Văn Hùm: Đặc điểm và giá trị
1. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
2. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Thị Mỹ Hiền
4. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác và học thuật của Phan Văn Hùm, cụ thể là phân tích, đánh giá các sáng tác, bài viết, công trình nghiên cứu - phê bình văn học, nghiên cứu triết học, tư tưởng và một số lĩnh vực khác nhằm ghi nhận những đóng góp của Phan Văn Hùm trong các lĩnh vực này.
5. Tóm tắt:
- Phan Văn Hùm là một cái tên đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua các trước tác ta đã có thể phần nào thấy rõ chân dung tinh thần của ông. Nếu như trên báo chí Phan Văn Hùm tỏ rõ quan điểm sắc bén về các vấn đề kinh tế học, xã hội học thì trong sáng tác, ông cho thấy một cái nhìn thông cảm đầy tính suy ngẫm. Ông đặt sự quan sát của mình rất gần với đời sống nhân sinh, thấy được các góc khuất trong số phận con người.
- Trong các nghiên cứu của mình, Phan Văn Hùm cho thấy được mối quan hệ giữa văn chương và khoa học, bao gồm trong đó cả các vấn đề thuộc về triết học và luân lý trong đời sống. Ông đã tìm thấy chỗ tinh túy của hai nền triết học phương Tây và phương Đông, đó là quy luật biện chứng (triết học Heghen) và lẽ biến dịch (Nho giáo), tính vô thường của đời sống (Phật giáo). Ông đã kéo hai nền triết học lại gần nhau nếu không muốn nói là hợp thành một nguồn.
- Tư duy và nhận thức của Phan Văn Hùm được tổng hợp từ nhiều nguồn tri thức trên thế giới. Thông qua văn chương, triết học - tư tưởng, Phan Văn Hùm mong muốn xây dựng một nếp sống tốt, tạo sự bình đẳng trong tính liên hệ xã hội trong một tình trạng bất bạo động, bằng “chánh tâm”, “chí thiện”, “thiên lý”. Trước tác phẩm của Phan Văn Hùm thể hiện sự suy tư của ông về thế giới, về sự tồn tại bản thể và về nghệ thuật. Mặc dù được tiếp thu từ nhiều nguồn, nhưng khi ứng với hoàn cảnh xã hội Việt Nam, dường như ông vẫn chưa thỏa mãn với cách ứng xử của con người trong thời đại với vai trò là người tham dự vào dòng lịch sử. Các tác phẩm của ông cho thấy một dòng chảy về những suy tưởng của riêng ông nhưng không hề duy tâm, siêu hình mà ngày càng gắn chặt với thực tại. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng lại tự nhận lãnh nhiều trách nhiệm với đất nước, với thời cuộc, nên ông chỉ có thể tập trung công bố những nét chính yếu nhất trong hành trình suy tưởng triết học về cuộc đời của ông. Mặc dù vậy, tất cả những gì ông để lại đều ít nhiều có giá trị phổ quát trong mọi thời đại.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: KH Nhân văn
7. Thời gian thực hiện: 11/2022 - 2/2024
8. Kinh phí phê duyệt: 99,613,500