Tên nhiệm vụ: Xác định một số đặc tính sinh học của dịch chiết nước hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) và thử nghiệm tạo sản phẩm
1. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
2. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Trần Ngọc Hùng
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định được các điều kiện ly trích anthocyanin từ hoa đậu biếc
- Đánh giá các hoạt tính hỗ trợ sinh học có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của dịch chiết nước hoa đậu biếc
- Tạo sản phẩm trà và bột giàu anthocyanin từ hoa đậu biếc
5. Tóm tắt:
- Hoa đậu biếc tươi dạng kép được thu hái vào khoảng 6 giờ sáng cho hiệu quả ly trích anthocyanin tốt nhất. Nhiệt độ và thời gian ly trích có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng anthocyanin. Ở tỷ lệ nguyên liệu 7,5%, dịch chiết có hàm lượng anthocyanin cao nhất khi ly trích với nước ở nhiệt độ 69,9oC trong thời gian 20 phút. pH cũng có ảnh hưởng đến quá trình ly trích, hàm lượng anthocyanin cao nhất khi ly trích trong khoảng pH từ 5,0 đến 7,0.
- Cao chiết nước hoa đậu biếc tươi cho thấy tính an toàn đối với dòng tế bào thận thử nghiệm và có nhiều đặc tính hỗ trợ sức khỏe giá trị như hoạt tính ức chế DPPH của cao chiết đạt 73%, hoạt tính ức chế ACE đạt 75,1% ở nồng độ 120 µg/mL. Đường kính vòng kháng Staphylococcus aureus và Bacillus sp. đạt lần lượng 11,7 ± 0,5 và 13,3 ± 0,5 mm ở nồng độ 80 μg/mL cao chiết nước hoa đậu biếc tươi.
- Sản phẩm sấy phun và sản phẩm đông khô giàu anthocyanin từ hoa đậu biếc có chất lượng ổn định khi bảo quản ở 5oC trong 6 tháng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc sử dụng hoa đậu biếc như một nguồn anthocyanin, giúp đem lại nguồn thu nhập tăng thêm cho người dân địa phương và hình thành nên các vùng trồng hoa đậu biếc làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến sâu. Sản phẩm trà hoa đậu biếc khô cũng có thể được sử dụng hằng ngày như một loại trà giúp ngăn ngừa lão hóa, nhiễm khuẩn và hỗ trợ kiểm soát bệnh cao huyết áp.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: KH Tự nhiên
7. Thời gian thực hiện: 12/2021 - 06/2024
8. Kinh phí phê duyệt: 240,144,100