Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sĩ Nguyễn Văn An
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dưng mô hình tổng hợp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất hồ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hướng đến sản xuất hồ tiêu an toàn và bền vững tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Cụ thể: Đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu ở quy mô nông hộ tại Phú Giáo và các giải pháp đề xuất về sản xuất hồ tiêu bền vững; tuyển chọn 1-2 giống hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; xây dựng 01 quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp (ICM) trên cây hồ tiêu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh; xây dựng 02 mô hình quản lý tổng hợp sản xuất hồ tiêu theo GAP (Good Agricultural Practices) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu 10-15% so với sản xuất đại trà thông qua giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất trên 02 loại vườn tiêu kinh doanh và vườn tiêu kiến thiết cơ bản; kết hợp xây dựng nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; Đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trồng hồ tiêu tại huyện Phù Giáo khoảng 300 lượt nông dân tham gia.
Nội dung nghiên cứu chính: Điều tra và đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu tại huyện Phú Giáo; so sánh tuyển chọn giống tiêu có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp điều kiện canh tác tại tỉnh Bình Dương; thử nghiệm chế phẩm sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo; xây dựng mô hình canh tác tổng hợp (ICM) cho cây hồ tiêu; xây dựng nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; đào tạo, chuyển giao các kết quả nghiên cứu.
Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra thực địa và thu thập mẫu; phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng và phương pháp phân tích số liệu.
Kết quả dự kiến:
Dạng I: Giống hồ tiêu được tuyển chọn sinh trưởng phát triển tốt; năng suất cao (năng suất bình quân đạt >2,5 tấn/ha và ổn định), có chất lượng tốt (dung trọng đạt 550g/L), tỷ lệ bệnh hại <2% và phù hợp với điều kiện canh tác Phú Giáo; mô hình sản xuất (10ha) đạt năng suất khá cao, ổn định; chất lượng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao 15-20% so với sản xuất đại trà của nông dân (1 mô hình – 5 ha quản lý tổng hợp cho cây tiêu giai đoạn KTCB và 01 mô hình – 5 ha ở giai đoạn kinh doanh); đạt tiêu chuẩn Global GAP được cấp giấy chứng nhận.
Dạng II: Quy trình ICM được áp dụng trong mô hình đạt năng suất, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao hơn 15-20% so với sản xuất đại trà của nông dân.
Dạng III: Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây tiêu tại huyện Phú Giáo; quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể hồ tiêu huyện Phú Giáo, Bình Dương; bài báo đạt tiêu chuẩn công bố trên tạp chí và tài liệu kỹ thuật cho nông dân trồng tiêu dễ hiểu, cụ thể và dễ áp dụng trên vườn tiêu.
Thời gian thực hiện: 36 tháng (7/2017-6/2020)