Hội thảo “Sử dụng sở hữu trí tuệ để mở rộng hoạt động kinh doanh và các biện pháp chống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu”
Việc sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy, mở rộng hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước trở nên có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp. Nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng về vấn đề này, vừa qua Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) phối hợp với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) và Cơ quan Xúc tiến Thương mại hải ngoại Nhật Bản tại Bangkok (JETRO BANGKOK) tổ chức Hội thảo “Sử dụng sở hữu trí tuệ để mở rộng hoạt động kinh doanh và các biện pháp chống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu” tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Theo khoản 17 điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam).
Hỏi - đáp về Sở hữu công nghiệp
Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.
Hỏi - đáp về sở hữu trí tuệ
Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới đối với thế giới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo, vẻ đẹp và nâng cao tính tiện ích của sản phẩm.
Thông báo hiện tượng mạo danh cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ
Theo đó, thời gian qua, ở khu vực phía Nam, xuất hiện nhiều đối tượng mạo danh là cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) để trực tiếp liên hệ hoặc gọi điện thoại hoặc gửi thư điện tử cho doanh nghiệp thông báo với nội dung như: “Nhãn hiệu hiện giờ của doanh nghiệp đang có cá nhân, tổ chức khác nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT; nếu Quý doanh nghiệp không tiến hành thủ tục đăng ký, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân, tổ chức kia ” , nhằm hù doạ doanh nghiệp để ép doanh nghiệp phải ký hợp đồng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu với các đối tượng này với mức chi phí rất cao. Mặc dù Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp để thông tin đến doanh nghiệp và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, nhưng hiện tượng mạo danh nỏi trên vẫn xuất hiện nhiều và tình vi hơn. Đây là hành vi giả mạo, kiếm lời phí pháp, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Cục SHTT và hình ảnh cán bộ Cục SHTT.
Hội thảo về “Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp đối phó nào cho doanh nghiệp”
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm quyền SHTT ở nước ta hiện nay diễn ra ngày cảng phổ biến và phức tạp, tinh vi hơn. Hàng giả, hang nhái làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu, gây ra sụt giảm doanh số bán hang của các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh và nguy hại hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tín mạng người tiêu dùng.
Tập huấn pháp luật khoa học và công nghệ năm 2012
Ngày 26/10, Sở KH&CN phối hợp với Liên Minh hợp tác xã tỉnh Bình Dương tổ chức khai giảng lớp tập huấn pháp luật khoa học và công nghệ năm 2012. Tham dự lễ khai giảng có ông Nguyễn Văn Nhiều - Phó Chủ tịch Liên Minh hợp tác xã; ông Phùng Quang Vấn - Trưởng phòng Quản lý khoa học công nghệ cơ sở và hơn 30 học viên là cán bộ, xã viên của Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh.