Khoa học và công nghệ góp phần bảo vệ môi trường, phát triển khu vực kinh tế xanh
Trong năm 2021, dịch bệnh covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng toàn diện mọi mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động của ngành nôi trường nói riêng. Theo đó, ngành tài nguyên và môi trường đã kịp thời xây dựng kịch bản ứng phó với tình hình dịch; nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, rút ngắn thủ tục phục vụ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, chú trọng triển khai các quy định bảo vệ môi trường, các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường, tài nguyên khoáng sản; tăng cường ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn.
Bình Dương: Tăng trưởng xanh để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu
Lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường.
Hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Thủ Dầu Một năm học 2020-2021
Phòng Khoa học - trường Đại học Thủ Dầu Một
Trong năm 2021, hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường đại học Thủ Dầu Một đã thực hiện đúng chiến lược nghiên cứu của Nhà trường bao gồm các chiến lược nghiên cứu về Đông Nam bộ - Vùng Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố thông minh, Đại học thông minh; Nông nghiệp đô thị - Bản địa - Chất lượng cao; Chất lượng giáo dục; Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Ảnh hưởng tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống xã hội. Kết quả năm 2021 đã thu hút nâng cao tỷ lệ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học đạt 90,43%, sinh viên đạt 30,32%. Đây là một sự nổ lực rất lớn, đáng khích lệ và tự hào của lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và học viên Nhà trường.
Các vấn đề tồn tại trong phát triển nông thôn và nông nghiệp đô thị vừa qua; Những giải pháp giữ vững diện tích vườn cây ăn trái ven sông Sài Gòn gắn với việc phát triển du lịch sinh thái sắp tới. Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn”.
Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng bị thu hẹp nhưng do nhờ ứng dụng khoa học công nghệ và thâm canh trong sản xuất nên giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố có tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, cơ cấu cây trồng vật nuôi đang từng bước chuyển hướng sang nền nông nghiệp hàng hóa phục vụ đô thị, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, một số ngành nghề mới ở nông thôn xuất hiện như trồng nấm, rau thủy canh, trồng hoa và cây cảnh, nuôi nhím, trăn, cá sấu, chim yến… góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn.