Đề án Thành phố thông minh: Đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa
Hiện nay, phong trào năng suất chất lượng đã có những tác động ban đầu, tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhận thức được đầy đủ hơn tầm quan trọng của năng suất chất lượng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề cải tiến năng suất, chất lượng xuất hiện nhiều hơn trong tư duy và hành động của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp. Năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp tham gia dự án tăng rõ rệt, giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh, thí điểm một số mô hình tăng trưởng xanh góp phần phát triển kinh tế bền vững
Theo báo cáo năm 2021 của UBND tỉnh, tính đến giữa tháng 11/2021, tỉnh đã thu hút 72.456 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 8,3%); có 416 doanh nghiệp giải thể (2.157 tỷ đồng). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 53.147 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 515 ngàn tỷ đồng. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã thu hút 02 tỷ 069 triệu đô la Mỹ (vượt 14,9% kế hoạch năm), gồm: 64 dự án đầu tư mới (592 triệu đô la Mỹ), 24 dự án điều chỉnh tăng vốn (808 triệu đô la Mỹ), 161 dự án góp vốn (669 triệu đô la Mỹ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.011 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 37 tỷ đô la Mỹ.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa
Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa sẽ hỗ trợ duy trì và phát triển văn hóa truyền thống trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khai thác sức mạnh, giá trị kinh tế của văn hóa nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững.
Cơ sở hạ tầng hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn. Cùng với đó, nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đã được triển khai; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ; công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh; các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động tham gia vào các hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, chỉ số cạnh tranh. Từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ, góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
Đẩy mạnh triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong tình hình dịch covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua thời gian khó khăn, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã gửi công văn yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương, hiệp hội tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu: