“Đường nhân tạo” có thể thay thế đường ngọt?
Đường có vị ngọt như đường mía lấy từ mía hoặc củ cải đường, fructose lấy từ trái cây, mật ong... và trong nhiều nguồn khác.
Đường ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là nguyên liệu chính để làm gia vị nêm cho các món ăn, làm mứt, kẹo và các món tráng miệng. Các thợ nấu cũng dùng đường ngọt như một chất bảo quản. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa sử dụng đường ngọt và các vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì và sâu răng. Sử dụng quá mức đường có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, gia tăng bệnh tim và làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, vị ngọt là thứ mà ít người cưỡng lại được.
Chất ngọt nhân tạo - lợi hay hại?
Chất làm ngọt nhân tạo là những phụ gia thực phẩm tạo vị ngọt rất đậm. Trung bình, chúng có độ ngọt gấp hàng trăm lần so với đường. Do đó, chất ngọt nhân tạo có thể được sử dụng ở lượng rất nhỏ trong thức ăn và đồ uống. Các chất ngọt nhân tạo phổ biến như: Aspartame (có trong nhãn hiệu Equal và NutraSweet) ngọt gấp đường mía 220 lần; Sucralose (có trong nhãn hiệu Splenda) ngọt gấp đường mía 660 lần; Saccharin (Sweet ‘N Low, Sweet Twin, NectaSweet) ngọt gấp đường mía 200-700 lần; Stevia (Truvia, Pure Via, Sun Crystals); Acesulfame K (Sunett và Sweet One); Neotame; La Hán quả (Nectresse); Cyclamates (chất ngọt nhân tạo này bị cấm lưu hành vì có liên quan đến ung thư bàng quang).
Ở các nước phương tây như Australia, việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm này được quy định rất chặt bởi luật pháp. Có một loạt các chất làm ngọt đậm được phê duyệt để sử dụng, bao gồm: acesulfame kali (Ace K), aspartame, saccharin, sucralose và steviol glycosides.
Trước đây, vì không chứa calo mà chất ngọt nhân tạo đã được đề xuất như một sự thay thế lành mạnh cho đường, giúp giảm calo tiêu thụ, ngăn ngừa tăng cân, béo phì và tiểu đường. Nhưng đến gần đây, nhiều bằng chứng mới đã chỉ ra chúng không có lợi như mọi người vẫn nghĩ. Một nghiên cứu mới tổng hợp 37 thử nghiệm và nghiên cứu đoàn hệ (một dạng nghiên cứu y khoa nhằm tìm ra những nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng) đã kết luận rằng, sử dụng chất làm ngọt nhân tạo lâu dài có liên quan đến nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa (một tập hợp các điều kiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ and và bệnh tim mạch) và trực tiếp là bệnh tiểu đường type 2 nói riêng.
Cần có bằng chứng thuyết phục hơn
Mặc dù vậy, với những bằng chứng mới đang khiến chúng ta nghi ngờ chất ngọt nhân tạo sẽ gây ra một số vấn đề về sức khoẻ. Nhưng chúng ta sẽ cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn, đặc biệt là từ các nghiên cứu trên người để đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta nên giảm tiêu thụ các sản phẩm có lượng đường cao, thực phẩm chế biến, đóng gói. Ngược lại, hãy ăn nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau quả, cá, thực phẩm nguyên cám, thịt nạc và các loại hạt.
Một thông khác cho biết, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Delaware, Mỹ gần đây đã phát minh ra một quy trình chiết xuất đường hiệu quả từ vỏ bào, lõi ngô và các chất thải hữu cơ khác được thu gom từ các khu rừng và trang trại. Nguyên liệu sinh học tái tạo này có thể trở thành lựa chọn giá rẻ và bền vững để thay thế dầu mỏ được sử dụng để sản xuất hàng tấn hàng hóa tiêu dùng. Theo một khảo sát, hơn một nửa số người tiêu dùng ở Hoa Kỳ sẵn sàng trả nhiều tiền để mua các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nguyễn Nhi (Tổng hợp từ internet)