1.1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò lai hướng thịt năng suất cao tại huyện Bàu bàng, tỉnh Bình Dương
1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp):Dự án khoa học và công nghệ
1.3. Cấp quản lý nhiệm vụ: Cơ sở
1.4. Mã số nhiệm vụ:
1.5. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả:
Phòng Kinh tế - UBND huyện Bàu Bàng
1.6. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Văn Tiến
1.7. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 31 tháng 12 năm 2020
1.8. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 77.122022/KQNC
Ngày cấp: ngày 27 tháng 12 năm 2022. Cơ quan cấp: Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ.
1.9. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: UBND tỉnh Bình Dương
1.10. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
(Mô tả ngắn gọn những ứng dụng của kết quả của nhiệm vụ: đã ứng dụng như thế nào; ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì; có chuyển giao công nghệ không).
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò lai hướng thịt năng suất cao tại huyện Bàu bàng, tỉnh Bình Dương” bao gồm:
1, Chuyển giao, tiếp nhận thành công và làm chủ được các quy trình công nghệ:
Chăn nuôi bò lai hướng thịt, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản cỏ cho bò (8 quy trình Quy trình lai tạo bò lai F1 hướng thịt;
- Quy trình nuôi dưỡng bò cái sinh sản;
- Quy trình nuôi bê hướng thịt thời kỳ bú sữa;
- Quy trình nuôi bê hướng thịt thời kỳ sau cai sữa;
- Quy trình vỗ béo bò thịt;
- Quy trình phòng và trị bệnh cho bò thịt;
- Qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản và sử dụng cỏ VA06 cho bò;
- Qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản và sử dụng cỏ sả lá lớn Hamil cho bò.
2. Đã lai tạo ra 100 con bê bê từ 4 tổ hợp lai bao gồm: Nhóm bò lai F1 BBB; F1 Angus; F1 Charolaisvà F1 Senepol. Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê đến giai đoạn 6 tháng tuổi. Nhìn chung đàn bê lai phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
3. Xây đựng 3 mô hình ứng dụng trong chăn nuôi bò lai hướng thịt.
- Mô hình nuôi bò cái sinh sản lai Zebu để tạo ra bò lai hướng thịt năng suất cao: 200 150 con.
- Mô hình mô hình nuôi bò lai hướng thịt năng suất cao quy mô hộ gia đình: 80 con.
- Mô hình trồng cỏ thâm canh: 5,5 2,5 ha cỏ VA06 và cỏ sả lá lớn Hamil. Năng suất chất xanh cỏ VA06 đạt 300-400 tấn/ha/năm, cỏ sả lá lớn Hamil đạt 220-240 tấn/ha/năm.
4. Đào tạo 4 kỹ thuật viên và tập huấn cho 40 lượt người dân.
1.11. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế - xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Hiệu quả kinh tế người dân tham gia dự án:
+ Về mô hình nuôi bò cái sinh sản lai Zebu để tạo ra bò lai hướng thịt năng suất cao: Các hộ tham gia dự án đã được dự án hỗ trợ xử lý sinh sản và phối giống thành công 150 bò cái lai Zebu, sau 3 lần phối giống liên tiếp đạt 132 con bò có bầu và sinh được 127 bê lai F1 hướng thịt. Số bê được dự án hỗ trợ giai đoại từ 0-6 tháng tuổi 100 con. Bê sinh ra từ những con mẹ tham gia dự án được người dân đánh giá cáo về ngoại hình và giống bê, ước tính sự chênh lệch của bê sinh ra từ dự án và bê người dân phối giống thông thường khoảng 1,5 triệu đồng/con. Tổng số bê sinh ra 127 con x 1,5 triệu đồng/con = 190,5 triệu đồng là số tiền chênh lệch so với trước khi thực hiện dự án.
+ Mô hình nuôi bò lai hướng thịt năng suất chất lượng cao: Gồm các giống F1 BBB, F1 Charolais, F1 Senepol và F1 Angus của dự án để lai tạo với bò cái Lai Sind cho ra hơn 100 con bê lai hướng thịt, có ngoại hình đẹp, trọng lượng bê sơ sinh cao, tăng trọng nhanh hơn bò lai tại địa phương, cụ thể bê lai hướng thịt (các giống F1 BBB, F1 Charolais, F1 Senepol và F1 Angus) có trọng lượng trung bình 134,48kg và tăng trọng bình quân giai đoạn 0-6 tháng tuổi đạt 593 gam/con/ngày. Giá thành lúc 6 tháng tuổi 18 đến 20 triệu đồng/con, so với bê lai hướng thịt của địa phương có giá 15-17 triệu đồng/con. Chênh lệch 2-4 triệu đồng/con. Tổng số bê sinh ra từ dự án là 100 con x 3 triệu đồng/con = 300 triệu đồng, là số tiền chênh lệch so với trước khi thực hiện dự án.
+ Ngoài ra còn cung cấp cỏ giống, hướng dẫn người trồng đúng quy trình kỹ thuật, cỏ phát triển tốt đem lại nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng, cho năng suất cao. Đáp ứng sinh trưởng và phát triển của bò.
Bảng 12: Giá thành sản xuất cỏ trồng
Chỉ tiêu
|
Cỏ Hamil
|
Cỏ VA06
|
Khấu hao giống cỏ (đồng)
|
1.500.000
|
8.000.000
|
Làm đất (đồng)
|
3.500.000
|
3.500.000
|
Công trồng (6 công Hamil x150.000đ) và (10 công VA06 x150.000đ)
|
900.000
|
1.500.000
|
Công làm cỏ và bón phân (30 công x 150.000đ)
|
4.500.000
|
4.500.000
|
Phân bón hữu cơ (40 tấn x 400.000đ)
|
16.000.000
|
16.000.000
|
Phân hóa học (700kg x 12.000đ)
|
8.400.000
|
8.400.000
|
Tưới nước (150 giờ x 80.000đ)
|
12.000.000
|
12.000.000
|
Công chăm sóc (150 công x 150.000đ)
|
22.500.000
|
22.500.000
|
Thu hoạch (150 công Hamil x 150.000đ) và 180 công VA06 x 150.000đ)
|
22.500.000
|
27.000.000
|
Tổng chi phí ước tính (đồng)
|
91.800.000
|
103.400.000
|
Giá thành 1kg cỏ trồng (đồng)
|
407,818
|
304,269
|
Từ Bảng 12 bảng tính giá thành sản xuất của 2 giống cỏ 407,818 đồng/kg đối với giống cỏ Hamil và 304,269 đồng đối với giống cỏ VA06. với giá cỏ trên thị trường hiện nay 800 đồng/1kg cỏ Sả và 700 đồng/1 kg cỏ VA06 thì chúng tôi ước tính lợi nhuật thu được từ 2,5 ha cỏ trồng dự án là 222,763 triệu đồng/năm
1.12. Địa chỉ ứng dụng:
Dự án được triển khai tại 4 xã của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương: Xã TRừ Văn Thố, xã Cây Trường II, xã Long Nguyên và Xã Lai Hưng.
1.13. Thời gian ứng dụng (từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm)
Thời gian Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 09 năm 2022.