a. Tên luận văn: An Analysis on genre and lexical density of 10 reading texts in the grade 10th experimental english textbook in Vietnam
(Phân tích thể loại và mật độ từ vựng của 10 đoạn đọc hiểu trong sách giáo khoa tiếng anh thử nghiệm lớp 10 tại Việt Nam) - b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Đinh Tấn Thọ
c. Tên đơn vị công tác: Trường THCS - THPT Minh Hòa
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
đ. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu mức độ đa dạng của mật độ từ vựng, đặc biệt là các mục từ vựng và thể loại đọc văn bản được hình thành trong 10 văn bản đọc này trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét thể loại nào có mật độ từ vựng cao nhất và thể loại nào có mật độ từ vựng thấp nhất.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Đọc hiểu được coi là kỹ năng thách thức nhất nhưng rất thú vị trong tiến trình học ngôn ngữ. Thông qua việc đọc, người học không chỉ có thể học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mà còn có được nhiều kiến thức khoa học. Chính vì vậy, nghiên cứu với tên đề tài: “Phân tích thể loại và mật độ từ vựng của 10 đoạn đọc hiểu trong sách giáo khoa tiếng Anh thử nghiệm lớp 10 tại Việt Nam” được chọn để tiến hành nghiên cứu trong luận văn này. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu mức độ đa dạng của mật độ từ vựng, đặc biệt là các mục từ vựng và thể loại đọc văn bản được hình thành trong 10 văn bản đọc này trong sách giáo khoa này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét thể loại nào có mật độ từ vựng cao nhất và thể loại nào có mật độ từ vựng thấp nhất. Kết quả đã giúp nhà nghiên cứu đánh giá những bài đọc nào là thách thức và dễ hiểu đối với học sinh.
Từ những kết quả nghiên cứu này, nhà nghiên cứu có thể tìm ra các phương pháp phù hợp để dạy đọc hiểu khi sách giáo khoa này được sử dụng chính thức trên toàn quốc vào năm 2022. Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu này, người nghiên cứu cũng muốn đưa ra một số gợi ý và đóng góp cho việc sửa đổi sách giáo khoa này.
Trong nghiên cứu này, phương pháp định tính mô tả và phân tích nội dung đã được sử dụng để mô tả mật độ từ vựng và xác định thể loại đọc văn bản. Dữ liệu của nghiên cứu này là 10 văn bản đọc tiếng Anh trong sách giáo khoa tiếng Anh thử nghiệm lớp 10 tại Việt Nam. Bảng câu hỏi, nhật ký của học sinh về tiến độ học tập và phỏng vấn cũng được sử dụng để thu thập dữ liệu phụ từ 50 học sinh lớp 10 tại trường trung học Phan Bội Châu, tỉnh Bình Dương. Phân tích ngữ nghĩa cũng được sử dụng để phân tích dữ liệu phụ từ bảng câu hỏi của học sinh để đánh giá về nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến người học về đọc hiểu và thể loại đọc văn bản mà họ dự kiến sẽ được dạy.
Nghiên cứu bắt đầu với việc tìm kiếm các vấn đề nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân loại dữ liệu, phân tích dữ liệu, thảo luận về dữ liệu và rút ra kết luận. Các phát hiện cho thấy mười văn bản đọc trong sách giáo khoa này được hình thành bởi ba thể loại văn bản là: văn bản đọc thuyết phục, văn bản đọc thông tin và tiểu sử. Trong cả ba thể loại, các văn bản đọc thông tin chiếm ưu thế với sáu văn bản chiếm 60%, tiếp theo là ba văn bản đọc thuyết phục với 30% và một tiểu sử chiếm 10%. Mật độ từ vựng trung bình của 10 văn bản đọc trong GEETB là 44, 27%. Những văn bản đọc được đánh giá là tương đối dễ. Văn bản có mật độ từ vựng cao nhất được tìm thấy trong bài 3. Văn bản này thuộc về văn bản đọc thông tin với tiêu đề “Idol”. Các văn bản với mật độ từ vựng thấp nhất đã được tìm thấy trong bài hai với tiêu đề: “Acupuncture”.
Kết quả dữ liệu từ học sinh, bốn mươi trong năm mươi người tham gia với 80% trả lời rằng việc đạt được vốn từ vựng hiệu quả là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của các em nhất. Về thể loại đọc văn bản học sinh mong muốn được học và quan tâm gồm bảy thể loại bài đọc hiểu; trong đó tường thuật là thể loại mà hầu hết các học sinh quan tâm (với 23 trong 50 sinh viên chiếm 46%).
Kết quả nghiên cứu từ 10 bài đọc này chỉ ra rằng 10 văn bản đọc này không cân bằng về thể loại và mật độ từ vựng và không đáp ứng được mong muốn thể loại của học sinh. Sự đa dạng từ vựng được sử dụng trong 10 văn bản đọc này không hợp lý cho quá trình học tập. Bài đọc trong bài ba có mật độ từ vựng cao nhất trong khi bài đọc trong bài chín có mật độ từ vựng thấp thứ hai. Điều đó có nghĩa là học sinh phải học một văn bản đọc rất khó ở bài ba và sau đó học một bài rất dễ ở bài chín. Có thể thấy tính logic trong tiến trình đọc hiểu của các bài đọc hiểu này không hợp lý. Trong lần sửa đổi tiếp theo của sách giáo khoa này, các nhà biên soạn sách nên quan tâm nhiều hơn đến thể loại và mật độ từ vựng của các văn bản đọc để sách giáo khoa có thể cung cấp cho người học nhiều thể loại đọc văn bản và cân bằng mật độ từ vựng. Bên cạnh đó, mật độ từ vựng được sử dụng trong các văn bản đọc này phải được tăng logic từ đơn vị một lên đơn vị mười.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn - luận án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)