a. Tên nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải khu và cụm công nghiệp tại Bình Dương. Đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi nhằm đạt quy chuẩn xả thải
b. Đơn vị chủ trì: Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Minh Chí và cá nhân tham gia chính:
1. TS. Lê Anh Kiên
2. ThS. Bùi Hồng Hà
3. ThS. Nguyễn Như Dũng
4. ThS. Phạm Công Minh
5. CN. Trần Phương Liên
6. KS. Trần Thị Kim Huyền
7. KS. Đặng Thanh Huyền
8. SV. Đặng Thị Mỹ Lan
9. SV. Trần Thành Long
10. SV. Bùi Thị Thu Hà
d. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá hiện trạng hoạt động của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động tại tỉnh Bình Dương căn cứ vào các tiêu chí đã được xác lập; đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm đảm bảo chất lượng nước sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp đạt qui chuẩn xả thải một cách ổn định.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Trong những năm qua, Bình Dương là một trong những tỉnh/thành phố có tốc độ phát triển khu công nghiệp mạnh nhất cả nước. Bên cạnh lợi ích kinh tế - xã hội do phát triển các khu công nghiệp đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là các vấn đề xử lý nước thải tại khác khu công nghiệp. Kết quả quan trắc các năm cho thấy, chất lượng nước sông Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dương ở phần thượng lưu khá tốt, không khí đó chất lượng nước hạ lưu ở các sông ngày càng xấu đi do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị đổ vào. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tăng cao qua các năm tại các kênh, rạch trong nội ô các đô thị.
Nước thải của các khu công nghiệp đang xây dựng và chưa xây dựng nhà máy nước thải đều xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nước thải của các khu công nghiệp đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải chưa hẳn đã đạt tiêu chuản xả thải như mong muốn. Kết quả kiểm tra qua mỗi đợt do các cơ quan chức năng của địa phương và trung ương thực hiện từ năm 2004 tới nay cho thấy nhiều khu công nghiệp chưa xử lý nước thải đạt QCVN 24:2009/BTNMT, chỉ một số khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt qui chuẩn xả thải, nhưng khó có thể khẳng định các nhà máy xử lý nước thải hoạt động đạt tiêu chuẩn một cách ổn định. Tính đến tháng 9/2010, mới chỉ có 2 nhà máy xử lý nước thải khu công nghệp tại tỉnh Bình Dương được cấp phép xả thải, mặc dù có những nhà máy đã đi vào hoạt động 7-8 năm nay.
Có rất nhiều ý do khác nhau dẫn đến vấn đề trên như: Thiết kế lựa chọn công nghệ, tính toán chưa phù hợp; xây lắp chưa đảm bảo chất lượng hay chưa đầu tư đúng mức; quản lý vận hành nhà máy còn yếu, thiếu nhân lực có trình độ, kinh nghiệm; thiếu đội ngũ bào trì, bảo dưỡng có kinh nghiệm hoặc bảo trì bảo dưỡng chưa đúng mức; huấn luyện xử dụng chưa kỹ lưỡng, nhân viên bỏ việc dẫn đến các nhà máy xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp không có đội ngũ vận hành chuyên nghiệp… Vì vậy, mặc dù các khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung theo luật định, nhưng hiệu quả so với môi trường chưa được đảm bảo một cách ổn định, gây rủi ro cho nguồn tiếp nhận và môi trường xung quanh. So với chi phí đầu tư xây lắp và vận hành khá đáng kể, thì của các nhà máy xử lý nước chưa đạt hiệu quả cao.
Do đó, để đảm bảo cho chất lượng nước sau xử lý của các nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp và cụm công nghiệp đạt qui chuẩn xả thải một cách ổn định, đề tài “Đánh giá hiện trạng hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải khu và cụm công nghiệp tại tỉnh Bình Dương, đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi nhằm đạt quy chuẩn xả thải” đã được đề xuất thực hiện.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá hiện trạng hoạt động của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động tại tỉnh Bình Dương căn cứ vào các tiêu chí đã được xác lập; đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm đảm bảo chất lượng nước sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp đạt qui chuẩn xả thải một cách ổn định.
Để đạt đạt mục tiêu đề ra, đề tài đã tiến hành thực hiện điều tra, khảo sát kỹ thuật của 23 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả điều tra, khảo sát đã thu thập được một lượng thông tin, số liệu đủ để đánh giá tổng thể các nhà máy xử lý này. Qua khảo sát thực tế và thu mẫu nước thải tại nhà máy xử lý nước thải hiện hữu để phân tích, bằng phương pháp xử lý thống kê, đề tài đã định lượng được hiệu quả xử lý tại các công đoạn và của toàn nhà máy xử lý nước thải. từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và những vấn đề không phù hợp về thiết kế của từng công trình đơn vị trong toàn hệ thống.
Xác định và phân loại được các công nghệ xử lý hiện có của các nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, các dây chuyền công nghệ được phân thành 6 nhóm: Phân hủy hiếu khí AEROTANK, kỵ khí lọc ngược UAF kết hợp hiếu khí đệm cố định FBR, phân hủy hiếu khí mẻ luân phiên SBR, phân hủy hiếu khí bể kết hợp UNITANK, phân hủy hiếu khí ANOXIC kết hợp hiếu khí AEROTANK và nhóm lọc sinh học TF kết hợp hiếu khí AEROTANK.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao gồm các tiêu chí chức năng, kỹ thuật, kinh tế - xã hội và tiêu chí môi trường. Mỗi tiêu chí cấp một này lại có thể phân tích thành các tiêu chí cấp 2 hay cấp 3 và việc chấm điểm theo một thang cho trước giúp có một hình dung định lượng về mỗi tiêu chí, qua đó có thể chấm điểm cho cả hệ thống xử lý nước thải.
Xây dựng những đề xuất quản lý vận hành, cải tạo một số công trình đơn vị đối với mỗi nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung trên toàn tình Bình Dương nhằm đảm bảo nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 24:2009/BTNMT hiện hành.
Vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động tại hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Mỹ Phước 3-4 trong suốt 340 ngày. Phân tích các số liệu thu được từ hệ thống quan trác trực tuyến cho thấy không chỉ dựa vào số liệu thanh tra, kiểm tra định kỳ của các hệ thống xử lý nước thải để đánh giá hoạt động của chúng. Một hệ thống quan trắc tự động dù khá đơn giản cũng thuận lợi nhiều hơn đối với công tác quản lý, vận hành hệ thống, đảm bảo được tính nhanh chóng, chính xác trong phát hiện sự cố.
Đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp gồm các phải pháp tổng thể, giải pháp kỹ thuật và giải pháp công nghệ sinh học cải tiến. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã đề xuất công nghệ tái sử dụng nước thải sau xử lý, áp dụng công nghệ phytoremediation - làm sạch nước thải sau xử lý bằng thực vật, nhằm các mục đích tưới tiêu và các nhu cầu khác, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp ở Bình Dương.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu:
- Thời gian kết thúc:
g/ Kinh phí thực hiện:
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)