a/ Tên nhiệm vụ: Điều tra khảo sát tình hình cây thuốc tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Công Luận và cá nhân tham gia chính:
1. DS. Phan Văn Đệ
2. CN. Trương Quang Lực
3. CN. Trần Đình Hợp
d. Mục tiêu nghiên cứu:
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu là từ cây cỏ và điều này ngày càng phổ biến ở các nước phát triển trong 20 năm trở lại đây. Y học cổ truyền cũng được người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương quan tâm. Hiện trên địa bàn tỉnh có một nguồn tài nguyên cây và con thuốc rất phong phú và đa dạng, tỉnh cũng có truyền thống lâu đời trong việc bảo tồn vốn quý y học cổ truyền, nghiên cứu, chế biến sử dụng, nuôi trồng thảo dược phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh trong nhân dân.
Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, tỉnh Bình Dương đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, trữ lượng cây thuốc ngày càng thu hẹp theo, nhiều loài cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng do không được bảo tồn và khai thác hợp lý, trong khi đó, xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ cây cỏ, sử dụng thuốc từ thảo dược trên thế giới ngày càng tăng.
Trước tình hình đó, nước ta cũng đã đưa ra nhiều chính sách, thực hiện nhiều chương trình nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này như: Mục tiêu phát triển Ngành dược giai đoạn đến năm 2010 thành một ngành mũi ngọn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phải từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc bảo đảm sản xuất trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội; thực hiện đề án phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc giá phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020; thực hiện đề án thành lập Vườn quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc Việt Nam…
Trên cơ sở đó, việc đánh giá lại hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc, cập nhật các cây thuốc của tỉnh để có định hướng cho nhu cầu khai thác sử dụng, khả năng trồng trọt phát triển nhằm bảo tồn tài nguyên, tạo nguồn nguyên liệu dược ổn định phục vụ cho nhu cầu sản xuất, điều trị phòng và chữa bệnh góp phần cải thiện nâng cao đời sống đồng bào khu vực tỉnh Bình Dương là công việc cần thiết và cấp bách.
Với mục tiêu điều tra, khảo sát tình hình cây thuốc trên địa bàn tỉnh để đánh giá lại hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc, cập nhật các cây thuốc của tỉnh để có định hướng cho nhu cầu khai thác sử dụng, khả năng trồng trọt phát triển nhằm bảo tồn tài nguyên này, đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa dựa theo tính đặc thù của từng huyện, thị trong tỉnh và đối chiếu với tư liệu trước đây là một phần của tỉnh Sông Bé cho thấy, nguồn tại nguyên thực vật hiện tại của tỉnh nhà rất ít, chỉ còn rãi rác ở ba huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng và Tân Uyên, đó cũng chính là hậu quả tất yếu của việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã ghi nhận được 698 loài cây thuốc rãi rác trên địa bàn tỉnh, chọn lọc 150 loài đặc trưng cho vùng miền làm 450 mẫu tiêu bản, gồm: 67 học của 150 loài thực vật đặc trưng cho tỉnh, phần lớn là họ Thầu dầu chiếm 7,33%, họ Cà phê - họ Thông thiên - họ Gừng chiếm 5,33%, họ Đậu – họ Tiết dê – họ Cam chiếm 4% số lượng loài trong bộ tiêu bản mà chủ yếu là các cây hoang dại mọc trên địa bàn tỉnh với đầy đủ dữ liệu, xử lý và hiện đang bảo quản tại Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng bộ danh lục cây thuốc cho tỉnh với 698 loài thuộc 164 họ, phần lớn là các cây thuộc họ Đậu chiếm 8,1%, họ Cúc chiếm 4,87%, họ Thầu dầu chiếm 4,15%, họ cà phê – họ Cam chiếm 3,58%, các họ còn lại chiếm 75,72%.
Xây dựng bản đồ phân bố cây thuốc toàn tỉnh với tỉ lệ 1:100.000 và bản đồ từng huyện, thị dựa vào thông số định vị các cây thuốc mọc trên địa bàn tỉnh thông qua các đợt điều tra.
Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các lương y, chuyên viên Trung tâm Y tế huyện và các Hội Đông y tại địa phương, nhóm tác giả đã thống kê được 200 bài thuốc mà người dân thường dùng để điều trị trải đều trên khắp tỉnh Bình Dương. Trong đó ghi nhận 79 bài thuốc nam chủ yếu là dùng độc vị hay phối hợp hai vị thuốc chiếm 39,5% số bài thuốc thu thập được. 58 bài thuốc phối hợp giữa vị thuốc Nam và thuốc Bắc (29%), số bài thuốc còn lại chỉ gồm các vị thuốc Bắc chiếm 31,5%.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã quy tập trồng, cũng như làm vườn thuốc mẫu đã thu thập được qua các đợt điều tra về vườn bảo tồn nguồn gen giống cây thuốc của Trung tâm Sâm và Dược liệu, phục vụ cho công tác bảo tồn gen cây thuốc để cung cấp cho tỉnh khi có yêu cầu phát triển.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu:
- Thời gian kết thúc:
g/ Kinh phí thực hiện:
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).