a/ Tên nhiệm vụ: Điều tra tiềm năng áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Công nghệ Môi Trường
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Phùng Chí Sỹ và thành viên tham gia chính:
1. ThS. Trần Đình Quốc
2. ThS. Lê Mạnh Hưng
3. KS. Trần Việt Hải
4. CN. Nguyễn Thế Thịnh
5. CN. Trần Khánh Hưng
6. CN. Lê Thanh Dũng
7. CN. Nguyễn Thị Thu Miên
8. KTV. Nguyễn Văn Cường
d. Mục tiêu nghiên cứu: Điều tra tiềm năng ứng dụng CDM trên địa ban tỉnh Bình Dương, tập trung vào một số lĩnh vực có tiềm năng cao, có thể ứng dụng được nhiều như chế biến mủ cao su; sản xuất tinh bột khoai mì; sản xuất bia, nước ngọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị, xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tập trung và chôn lập rác tập trung tại đô thị. Đề tài cũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý địa phương và các doanh nghiệp về lợi ích và quy trình triển khai dự án CDM tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Những thập niên gần đây, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang đương đầu với một loạt tác động của biến đổi khí hậu như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng do sự ấm lên toàn cầu…
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở Việt Nam đã có một số biểu hiện chính như nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ. Nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng trong các tháng cuối mùa. Trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa mùa giảm đi trong các tháng 7,8 và tăng trong các tháng 9-11. Trong 5 thập kỷ gần đây, hiện tượng dao động năm của El Nino (ENSO) ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu ở nhiều khu vực. Mực nước biển dâng lên trung bình 2,5-3cm mỗi thập kỷ và quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão lũ lùi dần vào các tháng cuối năm.
Biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ là vấn đề giải quyết riêng lẻ của từng quốc gia, từng khu vực mà là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự giải quyết, hợp tác và phối hợp của các quốc gia trên thế giới đối với các loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Giảm thiểu là giải pháp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển, thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM). Việt Nam được giới chuyên môn đánh giá là nước có tiềm năng CDM trong các ngành tiết kiệm năng lượng, trồng rừng, thu hồi khí thải và chăn nuôi…
Cho đến nay, tại Việt Nam đã tổ chức nhiều dự án liên quan đến CDM như thực hiện kiểm kê khí nhà kính quốc gia, nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM, tổ chức các khóa huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM và nhận dạng các công nghệ tiềm năng cho CDM. Theo các nhà khoa học, GDP Việt Nam sẽ tăng liên tục trong các năm tới. Để đạt được sự tăng trưởng này, nhu cầu về năng lượng cho công nghiệp, giao thông và các hoạt động khác sẽ tăng rất nhiều. Việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên chắc chắn sẽ làm tăng lượng khí thải vào môi trường. Do vậy việc triển khai mạnh mẽ các dự án CDM sẽ là yêu cầu cấp thiết.
Việc chọn đề tài “Điều tra tiềm năng áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là cơ sở cho việc thực hiện các dự án CDM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Kết quả đề tài cũng mang lại lợi ích dài hạn trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên thế giới, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Mục tiêu của đề tài là điều tra tiềm năng ứng dụng CDM trên địa ban tỉnh Bình Dương, tập trung vào một số lĩnh vực có tiềm năng cao, có thể ứng dụng được nhiều như chế biến mủ cao su; sản xuất tinh bột khoai mì; sản xuất bia, nước ngọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị, xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tập trung và chôn lập rác tập trung tại đô thị. Đề tài cũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý địa phương và các doanh nghiệp về lợi ích và quy trình triển khai dự án CDM tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiên nay tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến của tỉnh chiếm tỷ trọng 99,1% với một số ngành có giá trị sản xuất tăng cao như: sản xuất chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất, dệt may, phân phối điện - khí đốt - nước… Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao: sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, lắp ráp, điện tử, gốm sứ, mủ cao su và chế biến thực phẩm.
Trong nông nghiệp, các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hóa. Hầu hết các trang trại được đầu tư đồng bộ, từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý chất thải chăn nuôi với trang thiết bị hiện đại. Các hoạt động sản xuất, chế biến phục vụ chăn nuôi đã gắn liền với người dân. Nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mọc lên không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của địa phương mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 06/7 ngành ưu tiên để điều tra, lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá tiềm năng CDM theo dự kiến ban đầu như: Chế biến mủ cao su; sản xuất tinh bột khoai mì;sản xuất bia, nước ngọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị; xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tập trung và chôn lấp rác tập trung tại các đô thị. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 30 cơ sở để điều tra, lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá tiềm năng CDM của tỉnh Bình Dương theo tiêu chí hợp lệ của dự án CDM và tiêu chí hợp tác của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích chất lượng nước thải và lưu lượng phát thải của các cơ sở điều tra cho thấy, trường hợp nước thải không được kiểm soát ô nhiễm thì hàng ngày các cơ sở này thải ra môi trường một lượng chất thải khá lớn. Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi tại các cơ sở gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đều được thu gom, đưa vào các bể sinh học trước khi tiến hành xử lý sinh học kỵ khí. Nước thải phát sinh từ các ô chôn lấp rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương đều được thu gom và dẫn vào các hồ sinh học trước khi tiến hành quá trình xử lý sinh học kỵ khí tạo biogas…
Sau khi điều tra, khảo sát, đánh gia tiềm năng thực hiện CDM tại 30 cơ sở. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành sắp xếp ưu tiên các dự án CDM và đề xuất tiến độ thực hiện; đề xuất một số giải pháp khuyến khích triển khai các dự án có tiềm năng CDM cao. Sau đây là thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án CDM đối với các đơn vị điều tra:
1. Công ty TNHH.XNK lương thực Bình Dương, Hiếu Liêm, Tân Uyên
2. Công ty TNHH San Miguel Pure Food, Lai Hưng, Bến Cát
3. NM. XLNT KCN VSIP I Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương
4. NM. XLNT KCN Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương
5. Công ty CP Bia Sài Gòn Bình Tây, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
6. NM. XLNT KCN Mỹ Phước III, Bến Cát, Bình Dương
7. NM. XLNT KCN Sóng Thần I, Dĩ An, Bình Dương
8. NM. XLNT KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương
9. NM. XLNT KCN Mỹ Phước II, Bến Cát, Bình Dương
10. Công ty Sab Miler, KCN Mỹ Phước
11. Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc - Công ty CP cao su Dầu Tiếng
12. Nhà máy chế biến mủ cao su Long Hòa - Công ty CP cao su Dầu Tiếng
13. Nhà máy chế biến mủ cao su Phú Bình - Công ty CP cao su Dầu Tiếng
14. NM. XLNT KCN Đồng An, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương
15. Nhà máy chế biến mủ cao su Cua Paris - Công ty cao su Phước Hòa
16. NM. XLNT KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương
17. NM. XLNT KCN VSIP II, Bến Cát, Bình Dương
18. NM. XLNT KCN Việt Hương II, An Tây, Bến Cát, Bình Dương
19. NM. XLNT KCN Nam Tân Uyên, Tân Uyên, Bình Dương
20. Nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá - Công ty cao su Phước Hòa
21. Công ty Pepsi Co - chi nhánh Bình Dương, Tân Uyên, Bình Dương
22. Công ty TNHH Kumho Tires Việt Nam, Bến Cát, Bình Dương
23. Trại chăn nuôi heo Bàu Bàng, Công ty TNHH Kim Long, Bến Cát, Bình Dương
24. Trại chăn nuôi heo Vĩnh Tân, Công ty TNHH Kim Long, Bến Cát, Bình Dương
25. NM. XLNT KCN Việt Hương I, Thuận An, Bình Dương
26. Khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, Bến Cát, Bình Dương
27. NM. XLNT KCN Tân Đông Hiệp A, Dĩ An, Bình Dương
28. Công ty TNHH Thiện Hưng, Phú Giáo, Bình Dương
29. Công ty TNHH Red Bull (Việt Nam), Dĩ An, Bình Dương
30. Công ty tinh bột Sunchung, Thuận An, Bình Dương
Trong 30 cơ sở tiềm năng CDM điều tra, lấy mẫu có 09 cơ sở có tiềm năng CDM, trong đó có 06 cơ sở sản xuất mủ cao su, 01 cơ sở chăn nuôi heo, 01 cơ sở sản xuất tinh bột và 01 cơ sở sản xuất bia. Nếu 09 cơ sở này thực hiện dự án CDM một cách tự nguyện sẽ đem lại hiệu quả kinh tế nhất định và giải quyết được các vấn đề môi trường đang tồn tại, mặt khác góp phần bảo vệ bầu khí quyển đang ấm dần lên hàng ngày. Theo giá kinh doanh carbon trên thị trường, thì giá thành 1 CER hiện nay dao động từ 10-20USD, tùy vào hiệu quả của mỗi dự án. Một dự án có tiềm năng giảm phát thải khoảng 20.000 tCO2/năm sẽ thu được một khoảng tiền trung bình khoảng 300.000 USD/năm và thời gian thực hiện dự án thường từ 7-10 năm, như vậy tổng lợi nhuận thu được từ việc thực hiện dự án CDM này khoảng 3 triệu USD.
Ngoài ra, khi thực hiện dư án CDM các doanh nghiệp còn được hưởng một số quyền lợi ưu đãi như: ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của dự án CDM so với sản phẩm cùng loại không thuộc dự án CDM.
Đề tài cũng đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu khí nhà kính khả thi cho các cơ sở sản xuất thuộc 07 lĩnh vực ưu tiên có tiềm năng CDM. Các giải pháp này vừa đảm bảo giải quyết được các vấn đề ô nhiễm phát sinh, vừa tận thu được nguôn khí thiên nhiên để làm nhiên liệu phục vụ hoạt động sản xuất, đồng thời cũng là giải pháp thực hiện dự án CDM nếu doanh nghiệp tự nguyện tham gia.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:12 tháng
- Thời gian bắt đầu: 07/2008
- Thời gian kết thúc: 07/2009
g/ Kinh phí thực hiện: 533.500.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).