a/ Tên nhiệm vụ: Điều tra tình hình ô nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng, chất độc, kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt gia súc, gia cầm tại tỉnh Bình Dương và biện pháp khắc phục
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp miền Nam
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Lã Văn Kính và cá nhân tham gia chính:
1. ThS. Vương Nam Trung
2. ThS. Huỳnh Thanh Hoài
3. ThS. Đoàn Vĩnh
4. ThS. Đồng Thị Kiều Oanh
5. KS. Phạm Ngọc Thảo
6. KS. Nguyễn Văn Phú
7. KS. Nguyễn Thị Yến
8. CN. Lê Hoàng Bảo Vi
d/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật, kháng sinh, hooc môn, độc tố, kim loại nặng trong thức ăn cho gia súc, gia cầm tỉnh Bình Dương thông qua công tác điều tra, lấy mẫu và phân tích
- Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Trong các loại thực phẩm, thịt là một trong những loại được dùng phổ biến nhất và cũng chưa nhiều nguy cơ mất an toàn nhất. Có rất nhiều nguyên nhân, bị bệnh truyền nhiễm, bị ôi thiêu, chưa vi sinh vật gây bệnh sinh độc tố hoặc thịt chưa các chất tồn dư như kháng sinh, hooc môn, độc tố nấm, kim loại nặng… gây ngộ độc cho người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm. tồn dư kháng sinh trong thịt có thể gây kháng thuốc, còn tồn dư hóc môn, độc tố nấm có thể gây ung thư và gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ thể.
Thịt có chứa các chất tồn dư độc hại là do trong thức ăn gia súc có chứa các chất này. Chúng có thể được bổ sung vào trong thức ăn do cố ý (kháng sinh, hóc môn) nhằm kích thích tăng trưởng hoặc do do bị lây nhiễm không cố ý (vi sinh vật, độ tố, kim loại nặng). Cho dù hình thức nào thì sự có mặt của các chất độc hại đều là nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm và cần thiết phải được quản lý, loại trừ. Chính vì vậy nghiên cứu các giải pháp khắc phục là rất cần thiết nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vấn đề này đã được một số nước trên thế giới quy định chặt chẽ về chủng loại và liều lượng dược hóa sử dụng trong thức ăn để kiểm soát tồn như các hóa chất độc hại trong sản phẩm chăn nuôi. Tại Việt Nam, tuy được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng còn nhỏ lẻ, chua có hệ thống, toàn diện về nhiễm kháng sinh, vi sinh, độc tố và kim loại nặng trong sản phẩm chăn nuôi gia sức, đặc biệt việc sử dụng kháng sinh tăng trưởng đang rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Điều tra tình hình ô nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng, độc chất, kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt gia súc, gia cầm tại tỉnh Bình Dương và biện pháp khắc phục” trong giao đoạn này là rất cần thiết.
Mục tiêu của đề tài: Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng, độc chất, kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt gia súc, gia cầm tại tỉnh Bình Dương thông qua công tác điều tra, lấy mẫu và phân tích; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp lấy mẫu (lấy mẫu thịt, lấy mẫu thức ăn); phương pháp phân tích hàm lượng kháng sinh, hóc môn tồn dư trong thịt và trong thức ăn; điều tra lấy mẫu thịt heo, gà, bò ở các điểm phân phối… và thu được kết quả hết sức khả quan.
Rất nhiều nhà máy được trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhưng hệ thống quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi tiên tiến chưa được áp dụng vào các nhà máy. Thức ăn hư hỏng vẫn được tái sử dụng mà không có tiêu chí đánh mức mức độ hư hỏng.
Điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại nuôi heo chưa đảm bảo. Tần suất thay thuốc sát trùng không đảm bảo theo quy định. Xử lý heo chết mang tính tự phát mà không có quy trình hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y. Một số hộ có sử dụng hệ thống biogas xử lý mùi hôi, số còn lại thải chất thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. Các trại chăn nuôi già đều xa khu dân cư, nhưng không có rào chăn đảm bảo, tần suất thay thuốc sát trùng không đảm bảo theo quy định. Phân gà hầu như không được xử lý mà sử dụng trực tiếp cho tròng trọt hoặc bán cho thương lái. Chăn nuôi bò mang tính chất truyển thống, quảng canh và tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn do đó điều kiện vệ sinh chưa được quan tâm đứng mức…
Mức độ ô nhiễm vi sinh không khí chuồng trại nuôi heo, gà, bò đều vượt chuẩn cho phép; đại lý kinh doanh thực ăn chăn nuôi không có kho lưu trữ riêng biệt, các sản phẩm báp và cám gạo nhiễm aflatoxin vượt tiêu chuẩn quy định cho phép; thực trạng nhiễm vi sinh vật trong bột cá đang ở mức báo động; các lò mổ đều có cổng và tường rào xung quang, tuy nhiên hầu hết không đạt tiêu chuẩn quy định về khoảng cách tới khu dân cư, đồng thời điều kiện giết mổ không đảm bảo vệ sinh, sử dụng phương thức thủ công, không có móc treo, thùng inox chứa sản phẩm. thêm vào đó, thân thịt sau khi giết mổ để trực tiếp trên nền xi măng nên bị vấy nhiễm vi sinh nghiêm trọng…
Từ những thực trạng trên, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp thích hợp để khác phục tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng, độc chất, kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi và trong thịt gia súc, gia cầm tại tỉnh Bình Dương như: Giải pháp sử dụng các chất thay thế kháng sinh, hóc môn trong thức ăn chăn nuôi; giải pháp bảo quản nguyên liệu, thức ăn khỏi nấm mốc, vi khuẩn; giải pháp xây dựng quy trình chăn nuôi heo, gà, vịt an toàn; giải pháp giết mổ, phân phối thịt an toàn; giải pháp quản lý nhà nước đối với trại chăn nuôi heo, gà, vịt, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, các đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra giải pháp tổng hợp sản xuất thịt an toàn như: Giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng trước giết mổ; quy định khu vực, nguồn nước, lò mổ, công nhân… khi tiến hành mổ; quy trình vận chuyển và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng một cách an toàn.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 01/2009
- Thời gian kết thúc: 12/2009
g/ Kinh phí thực hiện: 542.710.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).