a. Tên nhiệm vụ: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư tỉnh Bình Dương.
b. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
c. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
d. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Lê Thị Phương Hải
e. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống lý luận cũng như thực tiễn về thực trạng CSSKSS và thực trạng hoạt động hỗ trợ trong CSSKSS đối với NCNNC; từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao đời sống NCNNC, đặc biệt
là SKSS
f. Tóm tắt:
Đây là đề tài nghiên cứu của ThS. Lê Thị Phương Hải, thực hiện vào năm 2022 với mục tiêu hướng đến việc xây dựng hệ thống lý luận cũng như thực tiễn về thực trạng (chăm sóc sức khỏe sinh sản) CSSKSS và thực trạng hoạt động hỗ trợ trong CSSKSS đối với (nữ công nhân nhập cư) NCNNC; từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao đời sống NCNNC, đặc biệt là SKSS.
Cụ thể hơn, đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến SKSS và hỗ trợ CSSKSS đối với nữ công nhân nhập cư. Nhận diện và phân tích thực trạng CSSKSS đối với nữ công nhân nhập cư cũng như đánh giá hoạt động hỗ trợ CSSKSS đối với nữ công nhân nhập cư. Qua đó, đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao đời sống SKSS của nữ công nhân nhập cư.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức SKSS của NCNNC ở Bình Dương vẫn chưa đầy đủ ở cả ba chủ đề kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), các bệnh Nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) và QHTDTHN và phá thai an toàn; đặc biệt ở những nội dung ít phổ biến trong các chủ đề, sự hiểu biết của NCNNC vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy NCNNC thể hiện thái độ chưa thật sự tích cực và cởi mở đối với chủ đề KHHGĐ, các bệnh NKĐSS. Học vấn, thời gian cư trú và hôn nhân là những yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ của NCNNC về các bệnh NKĐSS. Ngược lại, với chủ đề QHTDTHN và phá thai an toàn; thái độ của NCNNC phần nào thoải mái hơn. Ngược lại, chủ đề phá thai an toàn và QHTDTHN, NCNNC trong nghiên cứu cho thấy thái độ thoải mái hơn đối với nội dung mang thai trước hôn nhân và QHTDTHN nếu cả hai tự nguyện. Dù vậy, NCNNC vẫn chưa cảm thấy cởi mở trong việc chia sẻ về QHTDTHN với người xung quanh. Học vấn, hôn nhân và thời gian cư trú có tác động đến thái độ của NCNNC đối với QHTDTHN và phá thai an toàn.
Thêm vào đó, các hành vi CSSKSS của NCNNC còn nhiều nguy cơ và rủi ro ở cả ba lĩnh vực KHHGĐ, các bệnh NKĐSS và QHTDTHN và phá thai an toàn. Mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai là những vấn đề sức khỏe đang tồn tại mà nhóm NCNNC trong mẫu nghiên cứu này. Điều này cho thấy di cư đã phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển biến hành vi tình dục của NCNNC khi mà dưới tác động của môi trường mới tạo nên sự thay đổi đáng kể về hành vi trong nhóm cư dân này. Dù vậy, những hành vi nguy cơ của NCNNC trong nghiên cứu này cũng đặt ra nhiều vấn đề SKSS cần giải quyết cho những người làm chính sách, các nhà nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội liên quan.
Có thể thấy, NCNNC thường tiếp nhận những hỗ trợ từ hoạt động cung cấp kiến thức SKSS, hoạt động cung cấp về luật liên quan SKSS; trong khi đó, các nội dung trong các hoạt động cung cấp kỹ năng liên quan SKSS, hoạt động cung cấp quyền trong CSSKSS, hoạt động cung cấp thông tin dịch vụ CSSKSS và hoạt động kết nối dịch vụ CSSKSS còn hạn chế hỗ trợ cho NCNNC.
Thông qua đề tài có thế thấy rằng, NCNNC là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do xuất phát từ nền tảng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nữ lao động di cư nói chung và NCNNC luôn đối diện với rất nhiều vấn đề SKSS cần giải quyết; tồn tại các hành vi tình dục rủi ro và có các các nhu cầu về thông tin và dịch vụ CSSKSS cần giải quyết. Dù vậy, các nghiên cứu liên quan đến các hoạt động hỗ trợ cho NCNNC dường như ít được tìm thấy trong các nghiên cứu lý luận, đặc biệt ở Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài cũng đã đóng góp hoàn thiện cả lý luận và thực tiễn trong bức tranh chung về chủ đề này trong bối cảnh Việt Nam đang dần quan đến hơn đến SKSS của người di cư.
g. Lĩnh vực nghiên cứu:
h. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tư liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp chọn mẫu; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp xử lý số liệu
i. Thời gian thực hiện: 01/06/2021- 01/05/2022
j. Kinh phí phê duyệt: 79.836.400