a/ Tên nhiệm vụ: Hoạt động của tổ cấp cứu 115, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương: Thực trạng và giải pháp
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: BSCKI. Nguyễn Văn Tính và cá nhân tham gia chính:
1. BS. Hàn Khởi Quang
2. BS. Phùng Đức Nhật
3. BS. Trương Đình Nhân
4. ĐD. Đoàn Thị Nở
5. ĐD. Nguyễn Thị Kim Huyền
6. KTV. Nguyễn Minh Phượng
d/ Mục tiêu của đề tài: Đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của tổ cấp cứu 115 bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, đồng thời khảo sát về sự hiểu biết về ý thức thái độ của người dân với hệ thống cấp cứu 115. Từ đó có những giải pháp thực hiện và đề xuất phát triển hệ thống cấp cứu 115 trong tỉnh hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của cộng đồng.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp, vấn đề dịch bệnh, ngộ độc thức ăn hàng loạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông luôn gia tăng với tôc độ cao. Các trường hợp cấp cứu do ngộ độc hoặc tai nạn thường xảy ra tại công ty, xí nghiệp, công trường, các tuyến đường… rất phức tạp. Do đó, việc tiến hành so cấp cứu ban đầu, vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế phù hợp là công việc phải thực hiện khẩn trương, kịp thời, khoa học, hiệu quả; vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân đạo, chức năng đó theo quy định thuộc về Trung câm cấp cứu ngoài bệnh viện (cấp cứu 115).
Hiện tại tỉnh Bình Dương chưa có Trung tâm cấp cứu 115. Những năm qua, chức năng này được giao cho khoa cấp cứu của các bệnh viện huyện thực hiện dưới mô hình tổ cấp cứu 115. Riêng tại Thủ Dầu Một và các xã phường lân cận thì giao cho khoa cấp cứu của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện dưới mô hình tổ cấp cứu 115. Tuy nhiên, khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương luôn trong tình trạng quá tải, thiếu nhân lực, thiếu xe cấp cứu, tình trạng thông tin cấp cứu giả xảy ra trên địa bàn… làm ảnh hưởng đến hoạt động điều trị tại khoa.
Do vậy, nhu cầu cấp cứu ngoài bệnh viện tăng cao. Tuy nhiên, cấp cứu ngoài viện vẫn còn hoạt động lồng ghép, chưa có đội cấp cứu chuyên nghiệp riêng, nên công tác cấp cứu ngoài viện vẫn còn nhiều hạn chế, vừa thiếu nhân lực, trang thiết bị, quy chế hoạt động; yếu về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức quản lý… nên hoạt động chưa hiệu quả.
Việc cấp cứu kịp thời, đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính mạng và sức khỏe người bệnh. Do đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thực hiện đề tài “Hoạt động của tổ cấp cứu 115 bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương: Thực trạng và giải pháp” nhằm củng cố về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ cấp cứu 115 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của tổ cấp cứu 115 bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, đồng thời khảo sát về sự hiểu biết về ý thức thái độ của người dân với hệ thống cấp cứu 115. Từ đó có những giải pháp thực hiện và đề xuất phát triển hệ thống cấp cứu 115 trong tỉnh hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của cộng đồng.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khải sát thực trạng hoạt động của tổ cấp cứu 115 trên địa bàn tỉnh và xây dựng quy trình kỹ thuật thống nhất trong tổ chức hoạt động, quản lý chặt chẽ; cơ sở vật chất trang thiết bị y tế và phương tiện vận chuyển đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng.
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cấp cứu được nâng lên, chủ động nhân lực hơn trong hoạt động; bố trí xe cấp cứu hợp lý; công tác đào tạo, huấn luyện cho nhân viên y tế mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao sự hiểu biết và thái độ đúng đối với cấp cứu 115.
Tuy nhiên, thực trạng của tổ cấp cứu 115 còn nhiều hạn chế như: Cơ sở vật chất phù hợp với tổ cấp cứu 115 nên mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại, cần phát triển mô hình trung tâm cấp cứu 115 đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế của tỉnh; nhân lực hiện tại thực hiện chức năng của nhân viên tiếp đón cấp cứu là chủ yếu, vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị cấp cứu đã được trang bị; tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của xe cấp cứu 115 còn thấp; vai trò thực hiện trong cấp cứu hàng loạt còn hạn chế.
Tỷ lệ gọi quấy phá vào số điện thoại của một số cá nhân còn xảy ra nhiều; kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình bệnh tật thường gặp trong cấp cứu 115 trên địa bàn, những thời điểm, vị trí xã phường và trục giao thông có nhu cầu cấp cứu 115 cao. Đây là cơ sở để xây dựng và củng cố phát triển hệ thống cấp cứu 115.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhu cầu cấp cứu 115 trong cộng đồng cao, nhưng sự hiểu biết và sử dụng dịch vụ lại rất hạn chế, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của những nạn nhân chẳng may đột ngột xảy ra bệnh cần cấp cứu.
Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của cấp cứu 115 như: Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức hoạt động của hệ thống cấp cứu 115; giải pháp chất lượng chuyên môn của hệ thống cấp cứu 115 (trang biết bị, năng lực, chất lượng hoạt động, đào tạo bồi dưỡng…); giải pháp nâng cao sự hiểu biết, thái độ của cộng đồng với cấp cứu 115; giải pháp phối hợp với các ngành liên quan khắc phục tình trạng gọi quấy phá vào số điện thoại 115.
Hy vọng trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ có Trung tâm cấp cứu 115 thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh không lồng ghép vào khoa cấp cứu; tiếp tục từng bước hoàn thiện quy mô tổ chức cấp cứu 115 theo hướng phù hợp với nhu cầu thực tế của cộng đồng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên cấp cứu 115.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 10/2008
- Thời gian kết thúc: 04/2010
g/ Kinh phí thực hiện: 430.950.000 đồng