a. Tên nhiệm vụ: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự tạo mô sẹo từ thân cây Xạ đen (Ehretia asperula Zollinger & Moritzi).
b. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
c. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
d. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Thị Mỹ Trâm
e. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được điều kiện chiếu sáng ảnh hưởng đến quá trình hình thành mô sẹo từ cây Xạ đen.
- Xác định được điều kiện môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến quá trình hình thành mô sẹo từ thân cây Xạ đen.
- Xây dựng đường cong sinh trưởng của mô sẹo hình thành mô sẹo từ thân cây Xạ đen
f. Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu đã xác định chất điều hoà sinh trưởng thực vật, môi trường khoáng, pH, loại và nồng độ đƣờng trong môi trƣờng nuôi cấy đều ảnh hƣởng lên sự hình thành và tăng sinh mô sẹo Xạ đen từ đoạn thân non của cây trồng ngoài vườn.
Mô sẹo hình thành và tăng sinh tốt trên môi trường Garmborg (B5) bổ sung glucose 30 g/L, 2,4-D 0,4 mg/L và BA 0,1 mg/L với điều kiện nuôi cấy là 250C, trong tối hoàn toàn.
Mô sẹo bắt đầu chuyển sang giai đoạn ổn định sau 4 tuần và khối lượng mô sẹo đạt cao nhất sau 5 tuần nuôi cấy. Vì vậy, mô sẹo cần được cấy chuyền khi mô sẹo bước vào tuần nuôi cấy thứ 5.
Mô sẹo Xạ đen thu được là mô sẹo xốp, có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình nuôi cấy huyền phù tế bào nhằm thu nhận các hợp chất có giá trị.
g. Lĩnh vực nghiên cứu:
h. Phương pháp nghiên cứu:
i. Thời gian thực hiện: 01/04/2021- 01/06/2022
j. Kinh phí phê duyệt: 108.419.000