a. Tên nhiệm vụ: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015
b. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
b. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Huỳnh Văn Sơn và cá nhân tham gia thực hiện:
1. TS. Nguyễn Thị Tứ
2. ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
3. HVCH. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
4. HVCH. Đào Lê Hòa An
5. HVCH. Nguyễn Thị Trang Nhung
6. HVCH. Hồ Đặng Thảo Trinh
7. Nguyễn Văn Sơn
8. Nguyễn Xuân Nam
d. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương. Từ đó, phân tích những hạn chế của công tác này.
- Đề xuất thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 đến 2015.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Trong thời gian gần đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đang ngày càng trở nên quan trọng và được sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như của toàn xã hội. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên chọn ngành nghề không phù hợp dẫn đến tình trạng làm trái nghề sau khi tốt nghiệp.
Theo đánh giá của Trung tâm lao động hướng nghiệp, công tác hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường chưa đạt kết quả như mong đợi. Hàng năm, tất cả các học sinh sau khi tốt nghiệp đều lựa chọn thi đại học nhưng chỉ có gần 20% tổng số học sinh trúng tuyển, còn lại 80% số còn lại mất định hướng trong nghề nghiệp. Nguyên nhân chính là do công tác hướng nghiệp chưa tốt, chưa có những hành động thiết thực. Đặc biệt, nhiều học sinh trung học cơ sở nói chung và ở tỉnh Bình Dương nói riêng, khi bước vào năm học cuối cấp, chỉ thích học tiếp lên trung học phổ thông, thi tốt nghiệp và vào đại học mà rất hiếm khi thấy học sinh lựa chọn hướng học nghề theo định hướng phân luồng
Bình Dương là tỉnh đang có tốc độ phát triển kinh tế khá cao và đòi hỏi cần phải có một nguồn nhân lực có chất lượng với số lượng lớn. Đồng thời, trong kế hoạch phát triển kinh tế trọng điểm hay phát triển xã hội nói chung thì lực lượng lao động kế thừa cần có chuyên môn cao với phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, việc hướng nghiệp cho các em học sinh trung học ở Bình Dương hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương. Từ đó, phân tích những hạn chế của công tác này. Đề xuất thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 đến 2015.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm tác giả đã tiến hành phối hợp đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp thực nghiệm; phương pháp phỏng vấn; phương pháp thống kê toán học nhằm đảm bảo tối đa tính khách quan trong quá trình nghiên cứu.
Sau thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Lý luận về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp: nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các em. Đồng thời, hiệu quả của công tác hướng nghiệp đạt được ở một mức độ nhất định sau quá trình thực hiện.
2. Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Hầu hết học sinh vẫn chưa quan tâm vào công tác hướng nghiệp của nhà trường do hình thức tổ chức các buổi hướng nghiệp còn nghèo nàn, không có nhiều thời gian, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, việc triển khai nội dung hướng nghiệp cho học sinh còn chưa đầy đủ và trọn vẹn nội dung hướng nghiệp nên hiệu quả mang lại còn hạn chế…
3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2015. Cụ thể, nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy tối đa vai trò của các tổ chức và lực lượng sư phạm trong các trường trung học đối với công tác hướng nghiệp cho học sinh; tác động tích cực đến phụ huynh và lực lượng giáo dục khác để góp phần nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp thông qua phương tiện truyền thông; đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp cho học sinh trung học theo định hướng phân luồng học tập và dạy nghề...
4. Việc nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015 theo mô hình thực nghiệm đã mang lại kết quả khả quan dựa vào kết quả xử lý số liệu thống kê “4 chiều” và giả thuyết nghiên cứu được xác lập có thể được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp tại các trường trung học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015.
e. Thời gian nghiên cứu: 09/2010 - 09/2011
f. Kinh phí thực hiện: .... đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).