a/ Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Liên hiệp Khoa học Kinh tế Kỹ thuật Môi trường miền Nam
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phan Quốc Lâm và cá nhân tham gia chính:
1. GS.TS Đào Tam
2. GS. TS Đỗ Thị Kim Liên
3. PGS. TS Chu Thị Thủy An
4. PGS.TS Phạm Thị Phú
5. PGS.TS Trần Viết Thụ
6. PGS.TS Trịnh Văn Kiều
7. PGS.TS Đào Khang
8. PGS.TS Lê Đình Trường
9. PGS.TS Nguyễn Đình Thước
10. PGS. TS Phạm Minh Hùng
11. PGS.TS Nguyễn Thị Hường
12. PGS.TS Nguyễn Bá Minh
13. PGS.TS Chu Trọng Thanh
14. PGS.TS Phan Huy Dũng
15. TS. Nguyễn Tiến Công
16. TS. Nguyễn Thái Sơn
17. TS. Phan Thị Minh Thúy
18. TS. Nguyễn Mạnh Hùng
19. TS. Nguyễn Thanh Quang
20. TS. Nguyễn Thị Châu Giang
21. TS. Phạm Thị Vân Anh
22. TS. Nguyễn Như An
23. ThS. Vũ Trọng Đông
24. ThS. Nguyễn Hữu Dụy
25. ThS. Lê Thục Anh
26. ThS. Dương Thị Linh
27. ThS. Lê Phan Quốc
d/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về các giải pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên các cấp học phổ thông
- Thực trạng mức độ năng lực dạy học của giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương và những nguyên nhân
- Đề xuất, thăm dò tính hiệu quả, tính khả thi và thử nghiệm một số giải pháp cơ bản để nâng cao NLDH cho giáo viên các cấp học phổ thông tỉnh Bình Dương
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Năng lực dạy học là tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân của người giáo viên đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy học và đảm bảo cho việc thực hiện có kết quả hoạt động này. Năng lực dạy học là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học của mỗi giáo viên, được thể hiện chủ yếu qua 2 lĩnh vực: Kiến thức và kỹ năng dạy học.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X đã đề ra mục tiêu, đến năm 2020, đất nước ta phải trở thành nước công nghiệp hóa. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, trong đó đào tạo nguồn nhân lực là một yếu tố then chốt. Để có được đội ngũ nguồn nhân lực theo yêu cầu, thì chất lượng của đội ngũ giáo viên, cụ thể là năng lực dạy học có vai trò cốt lõi. Việc nâng cao năng lực dạy học dạy học để đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phải thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các cấp, bậc, ngành học mà trước hết và cơ bản là giáo dục phổ thông, đây là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai, phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo mà cốt lõi là chất lượng dạy học.
Bình Dương là một trong những tỉnh đã và đang dẫn đầu cả nước về tốc độ công nghiệp hóa. Song, nguồn nhân lực tại địa phương chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, số lao động có tay nghề cao có thể làm việc trong các quá trình sản xuất hiện đại là không đáng kể… Điều này đã, đang và sẽ gây tổn thất về nhiều mặt cho địa phương. Ý thức được trọng trách của mình đối với sự phát triển của địa phương, trong những năm qua, cùng với ngành giáo dục của cả nước, giáo dục Bình Dương đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường mà trước hết là trường phổ thông nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của tỉnh đạt được vẫn chưa tương xứng với mức đầu tư, đóng góp, sự kỳ vọng của xã hội và đặc biệt là đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai.
Hơn thế nữa, Bình Dương là một trong những tỉnh được Chính phủ lựa chọn để xây dựng Trường Đại học đẳng cấp quốc tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của tỉnh nói riêng và của miền Đông Nam bộ nói chung. Đây là một điều kiện, một cơ họi quan trọng cho sự phát triển nhiều mặt của địa phương trong đó có giáo dục.
Tuy nhiên, nếu chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh không có sự nâng cao một cách mạnh mẽ và nhanh chóng thì Bình Dương sẽ khó thoát khỏi vị trí gần như đơn thuần là nơi “đặt chổ” của nó. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Bình Dương, việc nghiên cứu sâu hơn về mặt lý luận khoa học, về thực trạng năng lực dạy học của giáo viên, xác định được những nguyên nhân cơ bản và đưa ra được những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cao, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi nhằm nâng cao năng lực cơ bản này ở giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương là việc làm rất cần thiết.
Mục tiêu nhiệm vụ: Cơ sở lý luận về các giải pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên các cấp học phổ thông; thực trạng mức độ năng lực dạy học của giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương và những nguyên nhân; đề xuất, thăm dò tính hiệu quả, tính khả thi và thử nghiệm một giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên của các cấp học phổ thông tỉnh Bình Dương.
Sau thời gian triển khai, nhóm nghiên cứu đã thực hiện được nhiều kết quả nổi bật như:
- Tìm hiểu được cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương.
- Xây dựng được bộ công cụ để khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng được bức tranh tổng thể về thức trạng năng lực dạy học của giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương.
- Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp phù hợp thực tiễn, có tính khả thi và phù hợp với đặc trưng môn học nhằm nâng cao năng lực dạy học của giáo viên như: Giải pháp đổi mới bồi dưỡng giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương; giải pháp đổi mới quản lý toàn diện hoạt động dạy học của giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương; giải pháp hoàn thiện quy chế đánh giá hoạt động chuyên môn và trình độ năng lực dạy học của giáo viên; giải pháp thực hiện việc cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong và giữa các cơ sở giáo dục về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên; giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách đối với đội ngũ giáo viên; giải pháp đổi mới trang bị và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học; giải pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục; giải pháp đổi mới công tác thi đua - khen thưởng và xây dựng cơ chế, chính sách tuyển dụng và đào thải giáo viên một cách khoa học, khách quan và dân chủ đối với giáo viên.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 4/2010
- Thời gian kết thúc: 9/2011
g/ Kinh phí thực hiện: 2.609.027.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)