a/ Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Nguyễn Văn Thủy và cá nhân tham gia chính:
1. PGS.TS. Bùi Chí Hoàng
2. ThS. Nguyễn Thị Hoài Hương
3. ThS. Nguyễn Khánh Trung Kiên
4. ThS. Nguyễn Quốc Mạnh
5. ThS. Nguyễn Khải Quỳnh
6. CN. Đặng Ngọc Kính
7. CN. Lê Hoàng Phong
8. CN. Văn Thị Thùy Trang
9. CN. Đặng Văn Hiền
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 2010. Trọng tâm khảo sát 03 trung tâm hình thành nên ngành gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó, nhằm xác lập hệ thống về: Công nghệ sản xuất gốm sứ từ truyền thống đến hiện đại qua các vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, loại hình và kỹ thuật lò nung, các loại hình sản phẩm gốm sứ và tổ chức sản xuất, thị trường; Nghiên cứu các đặc trưng về loại hình sản phẩm như chất liệu và đồ án hoa văn, màu men qua từng giai đoạn phát triển. Nêu những thực trạng bảo tồn và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loại hình lò gốm cổ tại chỗ, lập đầy đủ cứ liệu khoa học để trình các cấp đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa ngành nghề thủ công truyền thống của tỉnh và đề ra những phương án bảo tồn, phát triển bền vững ngành gốm sứ ở hiện tại và tương lai.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, có những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau… và có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3. Đặc biệt, các mỏ sét phần lớn có chất lượng tốt thường được dùng đển sản xuất gạch ngói thông thường hoặc những sản phẩm có giá trị cao như: Gạch ngói trang trí; gạch lát sàn; bột màu; làm phối liệu cho ngành gốm sứ và nhiều ngành sản xuất khác.
Theo đó, ngành gốm sứ Bình Dương ra đời cách nay hàng ngàn năm và di tích hiện tồn qua nhiều di tích khảo cổ học về nghề làm đồ gốm. Theo đó, đồ gốm đã đi vào cuộc sống của mọi người dần hoàn thiện và đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều tầng lớp trong xã hội.
Theo đó, nghề gốm sứ Bình Dương ra đời cách nay hàng ngàn năm và sớm được định hình trên đất Bình Dương với những thăng trầm trên thương trường và nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Theo thời gian, nghề gốm đã có những biến đổi sâu sắc và manh mẽ qua các thời kỳ, chụi sự tác động mạnh mẽ bởi quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường; các tiêu chí kỹ thuật sản xuất, thẩm mỹ cũng như trình độ, mức sống của xã hội qua từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn 1995 đến 2000, các cơ sở sản xuất đã chuyển đổi các thiết bị từ lò củi sang lò gas, số lượng cơ sở sản xuất gốm thủ công gia dụng bình dân dần bị thu hẹp và nhường chỗ cho các cơ sở kỹ thuật công nghệ cao sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao chủ yếu phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của ngành gốm sứ Bình Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động của quá trình này, sẽ có những biến đổi lớn về diện mạo, quy trình công nghệ, hoặc những thành tựu về loại hình sản phẩm truyền thống dần không sản xuất nữa… Do đó, nghiên cứu góp phần bảo tồn quy trình kỹ thuật, các loại hình lò gốm và sản phẩm sản xuất nhằm hướng tới bảo tồn lò gốm cổ, hình thành Bảo tàng chuyên đề về ngành gốm sứ của tỉnh Bình Dương trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập và tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Chính vì thế, để góp phần vào việc bảo lưu tư liệu, hình ảnh về quá trình hình thành và phát triển kỹ thuật sản xuất, nghệ thuật trang trí sản phẩm; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao… được chuyển tải qua từ sản phẩm gốm sứ. Nhóm đã đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn” do ThS Nguyễn Văn Thủy làm chủ nhiệm.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 2010. Trọng tâm khảo sát 03 trung tâm hình thành nên ngành gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó, nhằm xác lập hệ thống về: Công nghệ sản xuất gốm sứ từ truyền thống đến hiện đại qua các vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, loại hình và kỹ thuật lò nung, các loại hình sản phẩm gốm sứ và tổ chức sản xuất, thị trường; Nghiên cứu các đặc trưng về loại hình sản phẩm như chất liệu và đồ án hoa văn, màu men qua từng giai đoạn phát triển. Nêu những thực trạng bảo tồn và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loại hình lò gốm cổ tại chỗ, lập đầy đủ cứ liệu khoa học để trình các cấp đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa ngành nghề thủ công truyền thống của tỉnh và đề ra những phương án bảo tồn, phát triển bền vững ngành gốm sứ ở hiện tại và tương lai.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ học công nghiệp chuyên về gốm sứ học như: Khảo sát, điền dã, khai quật, phân loại, thống kê, phương pháp nghiên cứu gốm sứ học về men màu, độ nung, kỹ thuật nung,… có liên ngành với ngành khoa học xã hội.
Sau thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã đạt được một số kết quả nổi bật về gốm sứ Bình Dương thông qua các chuyên đề sau:
- Thực hiện đề cương chi tiết và tổng quát; khảo sát, điều tra các điểm sản xuất, gốm cổ, sản phẩm lưu giữ ở các bảo tàng; báo cáo tổng thuật tài liệu của đề tài; tiến hành khai quật một lò gốm cổ ở xã Tân Mỹ - Tân Uyên và khảo sát, sưu tầm các gốm cổ ở khu lò cổ Chánh Nghĩa.
- Đề tài đề cập một cách toàn diện về nghề gốm cổ từ thời tiền - sơ sử đến nguồn gốc ra đời của gốm sứ Bình Dương; các giai đoạn phát triển nổi bật của nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 2010. Việc phân bổ của các lò gốm và kỹ thuật truyền thống của gốm sứ Bình Dương: nguyên liệu, xử lý nguyên liệu,tạo dáng sản phẩm, mỹ thuật trên gốm. Nung sản phẩm: Kỹ thuật xây lò ống, kỹ thuật xây lò bao (lò bầu). Các loại sản phẩm gốm sứ Bình Dương, thị trường tiêu thụ, trong nước và nước ngoài.
- Đồng thời kiến nghị và đề xuất các biện pháp bảo tồn ngành gốm sứ Bình Dương trong giai đoạn phát triển tiếp theo, để ngành gốm có điều kiện phát triển, hội nhập và hiện đại hóa công nghệ sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hình thành một công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về ngành gốm sứ Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn, bảo tồn định hướng phát triển trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được thể hiện các công trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, khai quật khảo cổ, và các chuyên đề được Hội đồng khoa học của tỉnh xét chọn.
Đề tài tập hợp và hệ thống khối lượng các tư liệu, hiện vật, tư liệu điền đã dưới góc độ sử học, khảo cổ học, văn hóa học... Tài liệu lịch sử phát triển của ngành gốm sứ ở Bình Dương cuối thế kỷ XIX - đến 2010 gắn liền với đặc điểm, ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương trong quá trình hình thành và phát triển. Đề tài đã ghi lại và làm sống lại một phần bức tranh của ngành gốm Bình Dương trong lịch sử.
Bên cạnh đó, việc khắc họa quy trình sản xuất đồ gốm qua nhiều công đoạn cũng như việc cải tiến quy trình sản xuất qua từng thời kỳ cũng góp phần vào việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Và những tác động của ngành gốm sứ đối với cơ cấu kinh tế - chính trị - xã hội của Bình Dương trong tiến trình lịch sử cũng là những đóng góp mới trong phạm vi, khả năng một đề tài khoa học nhỏ này. Ngành gốm sứ trong quá trình hình thành và phát triển đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, thu hút nguồn nhân lực, thúc đẩy vùng Bình Dương phát triển đến nay.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 09/2008
- Thời gian kết thúc: 09/2010
g/ Kinh phí thực hiện:
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).