a. Tên nhiệm vụ: Thu nhận và sàng lọc cao chiết ethanol từ thực vật mọc tại Bình Dương có hoạt tính kháng khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)
b. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Mai Thị Ngọc Lan Thanh
d. Mục tiêu nghiên cứu:
- Thu nhận 5 cao ethanol thực vật có hoạt tính kháng MRSA.
- Khảo sát MIC của cao thực vật kháng MRSA cao nhất.
- Khảo sát MBC của cao thực vật kháng MRSA cao nhất.
- Định danh thực vật có hoạt tính kháng MRSA cao nhấ
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn in vitro. Kháng sinh được phân thành các nhóm theo cơ chế ức chế phát triển vi khuẩn như sau: Ức chế sự tổng hợp vách tế bào; ức chế sự tổng hợp protein; ức chế chức năng màng; thay đổi con đường trao đổi chất và ức chế sự tổng hợp nucleic acid. Các chủng vi sinh vật phơi nhiễm với kháng sinh một thời gian đã xuất hiện các cơ chế kháng thông qua: Sản xuất enzym làm biến đổi cấu trúc hóa học của thuốc; làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với thuốc; thay đổi cấu trúc protein đích mà thuốc tác dụng lên; tăng nhiều số lượng mục tiêu để vô hiệu hoá tác dụng của thuốc.
Các kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do MRSA hiện nay đã xuất hiện các chủng kháng, việc tìm các hoạt chất kháng khuẩn mới là một yêu cầu cấp bách. Thực vật đang thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu về số lượng thành phần hoạt chất cũng như rất giàu các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp như tannins, terpenoids, alkaloids, and flavonoids có hoạt tính kháng khuẩn.
Do vậy, vào tháng 4/2019, Ths Mai Thị Ngọc Lan Thanh thực hiện đề tài “Thu nhận và sàng lọc cao chiết ethanol từ thực vật mọc tại Bình Dương có hoạt tính kháng khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)” với mục tiêu thu nhận 5 cao ethanol thực vật có hoạt tính kháng MRSA; khảo sát MIC của cao thực vật kháng MRSA cao nhất; khảo sát MBC của cao thực vật kháng MRSA cao nhất và định danh thực vật có hoạt tính kháng MRSA cao nhất.
Qua thời gian nghiên cứu, kết quả từ đề tài đã xác định nhóm thực vật bản địa tại Bình Dương cho hoạt tính kháng khuẩn tốt, đặc biệt đáng chú ý đối với chủng MRSA ATCC 33591. Trong năm loài thực vật cho hoạt tính kháng MRSA thì cao chiết Trâm Tròn cho hoạt tính kháng tốt nhất với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 5,00476µg/ml, và Nồng độ diệt khuẩn (MBC) là gấp 2 lần MIC 10.51µg/ml. Từ các kết quả đó đề tài đã mở rộng thêm khả năng kết hợp của cao Trâm Tròn với kháng sinh chuẩn vancomycin thì cho khả năng hợp lực, đây là một tiềm năng ứng dụng trong hỗ trợ các kháng sinh thương mại nhằm hạn chế khả năng đề kháng với thuốc xuất hiện của các chủng vi khuẩn. Chính vì những kết quả thu được trên nên nhóm nghiên cứu đề xuất nghiên cứu tiếp theo là tách chiết các tinh chất có trong Cao Trâm Tròn nhằm xác định dấu ấn hóa học trong cao.
Cao trâm tròn (Syzygium szemaoense Merr. Perry) cho hoạt tính kháng khuẩn cao nhất được xác định thông qua kích thước vòng kháng khuẩn đối với chủng MRSA là 10mm được so với chủng MSSA là 18mm ở nồng độ 10.51 µg/ml, dung dịch Cao Trâm Tròn nồng độ 6 µg/ml tương ứng với 0,6 µg chất tan trên đĩa có kích thước vòng kháng MSSA và MRSA lần lượt là 10mm và 8mm. Cao Trâm Tròn là loài thực vật bản địa Bình Dương lần đầu được công bố về hoạt tính kháng MRSA. Ngoài ra Năm loài thực vật cho hoạt tính kháng MSSA và MRSA thì có Bốn loài là Kim Vàng, Xăng Mã, Trâm Tròn, Cò Ke là lần đầu được công bố về hoạt tính kháng MRSA.
e. Thời gian nghiên cứu: 16 tháng
- Thời gian bắt đầu: 01/2018
- Thời gian kết thúc: 05/2019
f. Kinh phí thực hiện: 43.893.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).