a. Tên nhiệm vụ: Thực trạng nhu cầu thông tin khoa học công nghệ và biện pháp đưa thông tin khoa học công nghệ vào các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bình Dương
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Thị Thơ Mộng:
d. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cung cấp thông tin KH&CN vào môi trường học tập trong các trường cao đẳng, đại học và vào hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đã và đang từng bước đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Việc nghiên cứu để sử dụng thông tin, từ đó cải thiện chất lượng đời sống cá thể và xã hội, là chức năng cao quý của hệ thống giáo dục, giới nghiên cứu khoa học và những nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Thiếu thông tin không thể có hoạt động nghiên cứu khoa học hay hoạt động công nghệ. Thông tin KH&CN được coi là chìa khóa của mọi hoạt động sáng tạo và trở thành một nhân tố không thể thiếu được trong chiến lược phát triển KH&CN.
Một yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan thông tin KH&CN là những bất cập ngày càng tăng trong việc tìm kiếm, lưu giữ, xử lý, chia sẻ và đảm bảo an toàn mạng. Nếu không tăng cường ngay biện pháp đảm bảo kỹ thuật và các phương pháp khoa học trong hoạt động thông tin KH&CN, thì không thể hoàn thành được sứ mệnh tổ chức và khai thác khối lượng thông tin KH&CN khổng lồ như hiện nay. Vì thế, vấn đề thu thập thông tin KH&CN đã khó và đưa thông tin này đến người có nhu cầu sử dụng lại là một thách thức.
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể nói Bình Dương là môi trường tốt để phát triển thị trường công nghệ, thông tin khoa học công nghệ. Để góp phần tăng tốc, đạt hiệu quả trong tiến trình phát triển đó, việc khảo sát nhu cầu và sử dụng thông tin KH&CN trong các trường cao đẳng, đại học và các doanh nghiệp là rất cần thiết cho việc xây dựng nguồn lực thông tin KH&CN nhằm đáp ứng theo yêu cầu của các đối tượng trong môi trường này. Bình Dương hiện có 7 trường đại học và Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (Đại học Bình Dương, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương, Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Việt Đức, Đại học Mở Tp.HCM - cơ sở Bình Dương, Đại học Thủy Lợi - cơ sở Bình Dương), trường Sĩ quan công binh. Ngoài ra, còn có 7 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp và hơn 30 cơ sở dạy nghề. Đây là những nơi đào tạo nguồn nhân lực dồi dào về trình độ tri thức và đã từng bước đáp ứng nhu cầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đóng khá nhiều trên địa bàn và việc phát triển doanh nghiệp cũng không thể tách khỏi vấn đề KH&CN nói chung cũng như thông tin KH&CN nói riêng.
Rõ ràng, nhu cầu tin của các đối tượng này là có nhưng ở mức nào trở thành một câu hỏi lớn. Làm thế nào để những thông tin KH&CN đến được với những người cần nghiên cứu, học tập, vận dụng vào đời sống sản xuất? Để giải quyết vấn đề này đề tài “Thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN và biện pháp cung cấp thông tin KH&CN vào các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” được thực hiện.
Mục tiêu nhiệm vụ: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cung cấp thông tin KH&CN vào môi trường học tập trong các trường cao đẳng, đại học và vào hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhu cầu thông tin KH&CN và biện pháp đưa thông tin KH&CN vào các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đề tài rút ra các kết luận sau:
1.Nhu cầu thông tin KH&CN là sự đòi hỏi những thông tin trong lĩnh vực KH&CN dưới tư cách người sử dụng. Những khách thể khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau về việc đòi hỏi có những thông tin này. Tuy nhiên, những đòi hỏi này thể hiện ở các biểu hiện cần có thông tin, được sử dụng thông tin, được khai thác thông tin theo định hướng sử dụng thông tin KH&CN. Biện pháp đưa thông tin KH&CN theo định hướng khai thác sử dụng là cách thức tổ chức cụ thể giữa cơ quan hay tổ chức quản lý thông tin (dưới hình thức được cho phép) và người có nhu cầu thông tin hay có ý muốn sử dụng thông tin nhằm thực hiện mục tiêu được xác lập theo công việc, nghề nghiệp của mình.
2. Nhu cầu thông tin KH&CN của sinh viên, sinh viên và doanh nghiệp là khá cao nhưng vẫn còn một lực lượng sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp có nhu cầu thông tin KH&CN đạt mức trung bình, thấp và rất thấp. Nhìn chung, nhu cầu của các nhóm khách thể không đồng đều. Bên cạnh đó, các biểu hiện về nhu cầu thông tin KH&CN của sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp là đa dạng, phong phú nhưng vẫn chưa chưa thực sự làm chúng ta hài lòng bởi lẽ trong những biểu hiện đó còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó đã phản ánh phần nào thực trạng về nhu cầu thông tin khoa học công nghệ của sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp tại các trường CĐ-ĐH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, việc cung cấp thông tin KH&CN cho sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp của các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương là chưa thực sự tốt. Sự cung cấp đó vẫn chưa làm hài lòng sinh viên, giảng viên và cả doanh nghiệp.
3. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất những biện pháp cho nhóm đối tượng: Cán bộ quản lý, các trường và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những biện pháp này được trình bày cho đa nhóm khách thể nên sẽ được thể hiện một cách định hướng và mang tính khái quát. Các giải pháp có thể được cụ thể hóa thành từng nhóm biện pháp hay từng biện pháp cụ thể ứng với từng nhóm khách thể trong thực tế: Giải pháp cung cấp thông tin KH&CN đến với các trường, doanh nghiệp hiệu quả đối với các cơ quan thông tin trên địa bàn tỉnh; Giải pháp phát triển khả năng truy nhập và sử dụng thông tin KH&CN trong xã hội và vấn đề truyền thông thông tin KH&CN, góp phần tạo động lực cho người làm công tác KH&CN tuyến huyện, thị và định hướng phát triển Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN; Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý và triển khai nguồn tin KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng nguồn tin KH&CN tại các doanh nghiệp; giải pháp định hướng hoạt động của Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ - Sở KH&CN Bình Dương.
4. Dựa trên các nhóm giải pháp với những biện pháp định hướng, đề tài sử dụng cơ sở phân tích mô hình hệ thống thông tin KH&CN hiện nay và mô hình cung cấp thông tin mà đề xuất, cùng với việc xây dựng một module website KH&CN Bình Dương để chia sẻ thông tin theo các lĩnh vực kinh tế - xã hội và KH&CN trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin cho các nhóm khách thể một cách chính xác, phong phú, nhanh chóng và tiện lợi nhất.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu:
- Thời gian kết thúc: 2013
g/ Kinh phí thực hiện:.... đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).