a. Tên nhiệm vụ: Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Dương thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm.
b. Cấp quản lý nhiệm vụ: cơ sở
c. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
d. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đoàn Thị Mỹ Linh
e. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bình Dương từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bình Dương
f. Tóm tắt:
Đây là đề tài nghiên cứu của ThS. Đoàn Thị Mỹ Linh được thực hiện vào năm 2022 với mục tiêu nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bình Dương từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bình Dương.
Kết quả cho thấy, nghiên cứu lý luận đã chỉ ra được khái niệm giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo các hình thức dạy học tích cực để học sinh tiểu học được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh với tư cách là chủ thể của hoạt động giúp học sinh tiểu học ứng phó, giải quyết có hiệu quả các tình huống, vấn đề trong cuộc sống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Đề tài cũng chỉ ra được các cơ sở lý thuyết trong tổ chức hoạt động trải nghiệm của thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo và các mô hình học tập trải nghiệm được vận dụng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả. Lý luận còn chỉ ra đặc điểm, nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống, mối quan hệ của các thành tố trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học như mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng như những điều kiện để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống hay những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Bên cạnh đó, căn cứ vào nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua việc xác định mục tiêu, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, căn cứ vào điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kỹ năng sống khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đề tài đề xuất 6 biện pháp cần thiết để giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học hiệu quả, cụ thể:
- Xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống khi tổ chức hoạt động trải nghiệm một cách rõ ràng và phù hợp với nhu cầu và năng ực của học sinh
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Vận dụng những hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế để hình thành kỹ năng sống cho học sinh một cách tự nhiên
- Tăng cường nhận thức và năng lực của cán bộ quản và giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Xây dựng văn hóa nhà trường đáp ứng nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy đa số đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm đánh giá các biện pháp đều ở mức độ khả thi và rất khả thi. Kết quả này khẳng định tính khả thi và đúng đắn của các biện pháp đề xuất và thỏa mãn được giả thuyết đề ra.
Thông qua đề tài có thể giúp giáo viên, những nhà quản lý có cái nhìn toàn diện cụ thể về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và vận dụng những biện pháp của đề tài ra để giáo dục mang lại hiệu quả hơn.
g. Lĩnh vực nghiên cứu:
h. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; nghiên cứu thực tiễn; nghiên cứu sản phẩm
i. Thời gian thực hiện: 01/10/2021- 01/04/2022
j. Kinh phí phê duyệt: 79.836.400