a/ Tên nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã ở Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường chính trị tỉnh Bình Dương
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Thị Kim Vân và cá nhân tham gia chính:
1. PGS.TS Bùi Đức Kháng
2. ThS. Nguyễn Trần Nhật Phượng
3. ThS. Trịnh Duy Biên
4. GV. Trần Khả Tú
5. GV. Mai Văn Bằng
6. GV. Nguyễn Văn Hiệp
7. GV. Phan Công Thành
8. CVC. Nguyễn Quốc Dũng
d/ Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận, từ đó khái quát thực trạng tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân có vai trò rất quan trọng để thực hiện quyền lực nhà nước, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương đó. Đặc biệt đối với hội đồng nhân dan cấp cơ sở, nơi trực tiếp tiếp xúc với dân, duy trì các mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền với nhân dân. Vì vậy hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã có vị trí, vai rò rất quan trọng dể phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dan, vì dân, là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua việc thực hiện vai trò, vị trí của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn cả nước nói chung còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính quyền lực của Hội đồng nhân dân, thậm chí có lúc còn mờ nhạt, mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, mong muốn của cử tri, nhân dân địa phương, tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu, mất dân chủ vẫn xảy ra tương đối phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Bình Dương là một tỉnh công nghiệp phát triển, tốc độ tăng dân số cơ học cao, đòi hỏi chính quyền địa phương, nhất là hội đồng nhân dân cấp xã phải giải quyết và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, phức tạp mới nảy sinh tại địa phương. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta để đảm bảo bản chất nhân dân của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Do đó, tác giả đã chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã ở Bình Dương”.
Mục tiêu của đề tài: hệ thống hóa lý luận, từ đó khái quát thực trạng tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể, hệ thống hóa về mặt các đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của nhà nước; khái quát thực trạng hoạt động của hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, đánh giá ưu đểm, tồn tại; phân tích nguyên nhân tồn tại; so sánh một vài nét mới với tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất một số giải pháp cải tiến một bước cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã…
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã tiến hành nghiên cứu hệ thống pháp luật về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đặc biệt là phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và đặc biệt là phương thức hoạt động Hội đồng nhân dân xã nói riêng; nghiên cứu một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh; khảo sát sơ bộ thực trạng về cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương; hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở 7 huyện thị; mối quan hệ của các đại biểu hội đồng nhân ân cấp xã với nhân dân (cử tri) ở địa phương; tham dự một số kỳ họp của hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh…
Kết quả cho thấy, nếu hoạt động của hội đồng nhân dân xã có chất lượng, đó sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của xã và ngược lại sẽ là lực cản đối với sự phát triển của địa phương.
Việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân là một vấn đề lớn trong mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân xã là một quá trình vận động tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân….
Từ các nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hội đồng nhân dân xã, góp phần xây dựng nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân ngay từ cấp cơ sở. Các nhóm giải pháp xoay quanh: Vấn đề đổi mới cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh Bình Dương; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri; giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; giải pháp đổi mới nhằm đạt mục tiêu thực chất và có hiệu quả trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; giải pháp đổi mới hoạt động giám sát; nâng cao chất lượng chuẩn bị và điều hành các kỳ họp của hội đồng nhân dân cấp xã; nâng cao chất lượng cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã ở Bình Dương” sau một thời gian khảo sát, thực hiện với những kết quả thu được đã góp phần nhất định vào việc đề ra giải pháp, mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã ở Bình Dương.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 04/2009
- Thời gian kết thúc: 06/2010
g/ Kinh phí thực hiện: 278.403.000 đồng.
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).