a/ Tên nhiệm vụ: Triển khai ứng dụng thiết bị laser bán dẫn công suất thấp tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương năm 2011
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: LYĐK. Trần Đình Hợp và cá nhân tham gia chính:
1. Nguyễn Ngọc Thảo
2. Trần Thị Minh Thu
d/ Mục tiêu của nhiệm vụ: Triển khai ứng dụng thiết bị laser bán dẫn công suất thấp tại 46 trạm y tế xã, phường thuộc tỉnh Bình Dương bao gồm hai mục tiêu chính:
- Đào tạo kỹ thuật viên quang châm bằng laser bán dẫn công suất thấp, mỗi trạm y tế từ 01 đến 02 người, với tổng số 64 kỹ thuật viên, thời gian đào tạo là 03 tháng
- Trang thiết bị laser BDCST loại 10 kênh và loại 02 tổ hợp kênh, mỗi loại 46 chiếc cùng các phụ kiện kèm theo gồm: Xe đẩy 92 chiếc, giá đỡ 92 cây, ổn áp 46 cái.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay, y học cổ truyền đã có những đóng góp quý báu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại các tuyến huyện - thị, xã - phường. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Đông dược (gồm thuốc thang và thành phẩm), thì những biện pháp không dùng thuốc vẫn đang được khuyến khích trong việc phòng và chữa bệnh. Đặc biệt, những kết quả thuộc lĩnh vực châm cứu đang có ưu thế trong điều trị bệnh như: Mệt mỏi, liệt VII ngoại biên, hỗ trợ phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não…
Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp điều trị theo nguyên lý của Đông y, với những tác động hiệu ứng sinh học có lợi cho sức khỏe đã tạo ra ưu thế riêng của phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn công suất thấp. Chính những ưu thế đó, phương châm Laser được nhiều bệnh nhân tin tưởng, được ngành y tế ứng dụng rộng rãi cho tuyến cơ sở.
II. Kết quả nghiên cứu
Để thực hiện hoàn thành dự án, nhóm tác giả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình các bệnh thường gặp ở 46 trạm y tế xã, phường tham gia dự án như: Viêm xoang, đau lưng cơ năng, thấp khớp, cao huyết áp, phong chứng, viêm phổi, viêm phế quản, di chứng tai biến sau tai biến mạch máu não... Kết quả khảo sát cho thấy, việc điều trị theo phương thức quang châm bằng laser bán dẫn, quang trị liệu bằng laser bán dẫn là phương pháp điều trị không xâm lấn và được ngành y quan tâm vì có những ưu điểm mạnh như: Hoàn toàn tránh được các bệnh lây qua đường máu; không xảy ra tai biến trong điều trị và phản ứng phụ sau điều trị; phù hợp điều trị cho những bệnh nhân mãn tính; kỹ thuật điều trị và vận hành thiết bị chữa trị đơn giản dễ phổ cập rộng rãi.
Dự án đã triển khai các hoạt động như: Cung cấp thiết bị quang châm Laser bán dẫn công suất thấp cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn; tổ chức đào tạo cán bộ thuộc các trạm y tế về những kiến thức cơ bản về Laser và Laser y học (gồm những vấn đề cơ bản về y học cổ truyền, những vấn đề cơ bản về cận lâm sàng và lâm sàng; bệnh học nội khoa nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh và châm cứu) cho các kỹ thuật viên về châm cứu và quang châm bằng laser bán dẫn cho tuyến xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương nhằm góp phần thực hiện chăm sóc tốt sức khỏe cho cộng đồng, tạo điều kiện cho cán bộ y tế tuyến cơ sở tiếp cận với công nghệ laser, hạn chế những nguy cơ lây nhiễm do dùng vật nhọn xuyên da…
Ngoài ra, dự án còn tạo điều kiện cho các học viên thực tập tại bệnh viện Y học cổ truyền Bình Dương và có được chứng chỉ kỹ thuật viên quang châm Laser do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cấp.
Chỉ trong thời gian 04 tháng triển khai sử dụng thiết bị quang châm, quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị tại các trạm y tế xã, phường nhưng số lượng bệnh nhận được điều trị bằng laser tăng lên đáng kể. Trong đó, thực hiện điều trị cho 722 bệnh nhân, 6,730 lượt điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp chỉ trong vòng 02 tháng, nhóm tác giả đã thu được kết quả sau:
II. Kết luận
Việc thực hiện dự án này đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác điều trị tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn; góp phần giảm chi phí cho người điều trị không cần đi xa; giảm chi phí bảo dưỡng. Bệnh nhân yên tâm tham gia điều trị với thời gian dài ngày. Bên cạnh đó, thiết bị đã góp phần bảo vệ an toàn cho người sử dụng và người điều trị; phương pháp quang châm bằng laser không có rác thải y tế độc hại giúp hạn chế nạn ô nhiễm môi trường trong cơ sở khám và trị bệnh.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 09/2010
- Thời gian kết thúc: 09/2011
g/ Kinh phí thực hiện: 3.362.361.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).