a/ Tên nhiệm vụ: Ứng dụng GIS vào công tác quản lý địa giới hành chính tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty cổ phần Giải pháp công nghệ Thông tin địa lý - GEOBIZ
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Nguyễn Văn Hiệp và những cá nhân tham gia chính:
1. KS. Lê Thắng
2. KS. KS. Ngô Quang Tuấn
3. KS. Hoàng Văn Giang
4. KS. Võ Nhật Tân
5. KS. Tăng Tài Đức
6. CN. Phạm Anh Tuấn
7. CN. Nguyễn Phương Lan
8. CN. Nguyễn Thị Ngọc Loan
9. CN. Bành Huyền Trang
10. CN. Hà Hải Yến
d./ Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng công cụ và cơ ở dữ liệu GIS phục vụ quả lý địa giới hành chính các cấp của tỉnh Bình Dương
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Trong những năm gần đây, một số tỉnh vẫn trong tình trạng quản lý địa giới hành chính rất khó khăn như việc vẽ bản đồ địa giới hành chính; một số người dân vẫn chưa xác định được vị trí các đường địa giới hành chính của khu vực mình sinh sống, chưa năm bắt kịp thời thông tin thay đổi về đường địa giới khi nhà nước có sự điều chỉnh hay tách đơn vị hành chính mới. Một trong những nguyên nhân là do công tác quản lý hệ thống dữ liệu còn lạc hậu và yếu kém; nhiều mảnh bản đồ địa giới hành chính cũng như các loại sổ sách, văn bản, giấy tờ liên quan vẫn được sử dụng và lưu trữ trên giấy.
Do đó, các dữ liệu được xử lý chậm, thiếu chính xác, không kịp thời, cập nhật thường xuyên nên không đảm bảo đủ thông tin đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặc biệt là khu vực tỉnh Bình Dương đang trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.
Đứng trước thực trạng trên, nhu cầu đặt ra công tác địa giới hành chính là cân phải xây dựng một hệ thống tra cứu về hồ sơ địa giới hành chính một cách nhanh gọn mà vẫn đảm bảo tính pháp quy cao và được phôt biến dễ dàng, thân thiện đến nay đầy đủ các đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó hệ thống thông tin địa lý (GIS) được coi là công cụ hỗ trợ giúp cho việc ra quyết định cho nhiều hoạt động kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đồng thời, tỉnh Bình Dương đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh chóng để đạt được mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố loại I vào năm 2020, yêu cầu về quản lý địa giới hành chính, xác định đường địa giới hành chính các đơn vị hành chính thành lập mới, chia tách, sát nhập… đang đặt ra yêu cầu cần có công cụ GIS hỗ trợ. Đó là lý do đề xuất thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS vào công tác quản lý địa giới hành chính tỉnh Bình Dương”.
Mục tiêu của đề tài: Xây dựng công cụ và cơ ở dữ liệu GIS phục vụ quả lý địa giới hành chính các cấp của tỉnh Bình Dương. Cụ thể: Xây dựng hoàn chỉnh bộ dữ liệu GIS về địa giới hành chính các cấp. Xây dựng phần mềm GIS phục vụ quản lý, cập nhật ranh giới, địa giới hành chính các cấp.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết hệ thống thông tin địa lý bao gồm các nội dung như: cơ sở dữ liệu không gian, xây dựng dữ liệu GIS, thành phần của GIS, các lĩnh vực ứng dụng của GIS, các kỹ thuật phân tích không gian và các phương pháp xử lý dữ liệu GIS, các mô hình ứng dụng GIS… tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên và áp dụng vào nội dung nghiên cứu của đề tài; phương pháp thực nghiệm: tìm hiểu các công nghệ, phần mềm GIS hiện có trên thị trường và khả năng ứng dụng tại Việt Nam, tìm hiểu các ứng dụng GIS tại Việt Nam và trên thế giới và kết quả đạt được trong thực tiễn, áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại Bình Dương.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Tổng quan hệ thống thông tin địa lý GIS và công nghệ webGIS: Lịch sử phát triển, định nghĩa, thành phần hệ thống thông tin địa lý GIS; xu hướng phát triển và ứng dụng GIS, các lĩnh vực ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó cho thấy, GIS được định nghĩa theo Nitin Triphthi (2000) Học viện công nghệ châu á là một hệ thống thông tin được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích, biểu diễn các dữ liệu địa lý phục vụ cho công tác quy hoạch hoặc lập các quyết định về sử dụng đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, giao thông, đô thị và nhiều thủ tục hành chính khác.
2. Tìm hiểu về công tác quản lý hồ sơ, đường địa giới, mốc địa giới hành chính; những đặc trưng và căn cứ pháp lý xây dựng hệ thống tra cứu hồ sơ địa giới hành chính; các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý; mô tả quy trình xây dựng hồ sơ… Kết quả cho thấy, công tác khai thác và quản lý hồ sơ địa giới hành chính đang ở trong tình trạng lạc hậu. Vì thế, vấn đề cần đặt ra trong thời điểm hiện nay là cần có một giải pháp kỹ thuật công nghệ vừa tiến bộ, vừa hợp lý để có được một hệ thống quản lý hồ sơ địa giới hành chính thống nhất và hoàn chỉnh, đáp ứng hiệu quả cho các nhu cầu thực tế. Từ đó, hệ thống không những khắc phục được các khuyết điểm trên mà còn phát huy được những thế mạnh truyền thống, nâng cao hiệu suất công tác quản lý hành chính, tăng cường khả năng bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế của xã hội ngày càng tiên tiến và hiện đại.
3. Đánh giá và lựa chọn cơ sở dữ liệu bản đồ nền; thiết kế cơ sở dữ liệu; biên tập, tổng hợp cơ sở dữ liệu nền; xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian; biên tập trang in bản đồ; kiểm tra chất lượng dữ liệu…
4. Xây dựng phần mềm GIS: lựa chọn công nghệ, xây dựng phần mềm, chức năng phần mềm, xây dựng quy trình cập nhật… kết quả xây dựng dữ liệu GIS tỉnh Bình Dương từ kết quả thực hiện của đề tài bao gồm 8 nhóm lớp chính theo định dạng của phần mềm MapInfo trên hệ tọa độ VN2000, tỷ lệ bản đồ 1/25.000. Phần mềm GIS có một số chức năng như: Đăng nhập hệ thống, công cụ tương tác bản đồ, xem thông tin địa giới hành chính, tìm kiếm mốc địa giới hành chính, quản lý lớp bản đồ…
Đề tài đã hoàn thành một bộ cơ sở dữ liệu GIS về địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương tỷ lệ 1/25.000 trên hệ tọa độ VN2000 và được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm đề tài thực hiện và đã xây dựng được phần mềm GIS để thể hiện bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bình Dương phục vụ cho việc xem bản đồ, tìm kiếm thông tin, cập nhật thông tin địa giới hành chính. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu và website sẽ là một cơ hội tốt để gắn những công tác nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Kết quả đề tài sẽ được ứng dụng vào thực tiễn và hy vọng sẽ được nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 09/2009
- Thời gian kết thúc: 02/2011
g/ Kinh phí thực hiện: 569.447.250 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)