a/ Tên nhiệm vụ: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý và bảo tồn đa dạng động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Văn Tấn - và những cá nhân tham gia chính:
1. TS. Viên Ngọc Nam
2. KS. Viên Ngọc Tuấn Anh
3. KS. Trần Văn Nguyên
4. CN. Nguyễn Thị Bích Thủy
5. CN. Trần Thị Ngọc Hương
6. CN. Nguyễn Văn Ớ
7. CN. Nguyễn Văn Hòa
8. CN. Võ Văn Lộc
9. KLV. Chung Thanh Tú
10. KLV. Lê Tấn Hưng
11. KLV. Nguyễn Anh Khuê
12. KLV. Bùi Văn Hưng
13. KLV. Nguyễn Xuân Hồng
14. KS. Nguyễn Văn Thích
d. Mục tiêu nghiên cứu: Bảo tồn, khuyến khích và phát triển gây nuôi các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao, nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật hoang dã hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; góp phần phát triển nghề nuôi động vật hoang dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Ở nước ta hiện có 128 rừng đặc dụng, 30 khu vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 38 khu bảo vệ cảnh quan, là môi trường lý tưởng và phát triển nhiều loài động vật hoang dã, đã đóng góp tích cực đối với việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Hoạt động gây nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã phát triển trong những năm gần đây tại Việt Nam bước đầu đã mang lại thu thập cao cho nhiều hộ gia đình, bảo tồn được nhiều nguồn gen động vật hoang dã quý hiếm, song vẫn mang tính tự phát. Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán, xuất nhập khẩu và quá cảnh động vật hoang dã bất hợp pháp gia tăng là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật hoang dã tự nhiên và đa dạng sinh học, dẫn đến nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hiện nay, việc nhân nuôi các loài động vật hoang dã đã mang lại giá trị kinh tế cao, một số mặt hàng động vật hoang dã được gây nuôi chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường quốc tế. Trong tương lai, sản phẩm từ các loài vật gây nuôi mới sẽ chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và là thế mạnh độc quyền của các nước giàu tài nguyên đa dạng sinh học trong đó có Việt Nam. Sản phẩm từ động vật hoang dã được nhân nuôi sẽ dần thay thế các sản phẩm tự nhiên.
Như vậy, trong công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hội nhập của Việt Nam nói chung, tại tỉnh Bình Dương nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trại nuôi của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh về động vật hoang dã ở trong nước sớm tiếp cận trên thị trường thế giới. Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư từ nguồn vốn của các nước phát triển. Thúc đẩy các hoạt động gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài động vật hoang dã góp phần tích cực trong thương mại, đặc biệt là công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước và bảo vệ môi trường trên thế giới.
Song song đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ứng dụng nhiều biện pháp để phát triển công tác bảo tồn thiên nhiên, quản lý tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chưa sử dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để quản lý. Chính vì vậy, nhóm tác giả đề xuất thực hiện đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để quản lý và bảo tồn đa dạng động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương” với mong muốn góp phần nhỏ vào việc quản lý và bảo tồn đa dạng động vật hoang dã và làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp quản lý động vật hoang dã của tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu của đề tài: Bảo tồn, khuyến khích và phát triển gây nuôi các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao, nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật hoang dã hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; góp phần phát triển nghề nuôi động vật hoang dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài dã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
- Điều tra, thu thập thông tin, phân tích đánh giá về đối tượng quản lý, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu động vật hoang dã gây nuôi ở 7 huyện, thị.
- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng, cài đặt, thử nghiệm cơ sở dữ liệu thuộc tính trong MapInfo để quản lý cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa ban ftirnh.
- Nghiên cứu thiết kế, cài đặt, hiệu chỉnh modul để cập nhật dữ liệu không gian và thuộc tính trại nuôi cá thể động vật hoang dã.
- Nghiên cứu thiết kế, cài đặt, hiệu chỉnh công cụ xem, truy vấn, hiển thị thông tin không gian và thuộc tính liên quan của tất cả đối tượng dữ liệu các trại nuôi động vật hoang dã trên bản đồ.
- Xây dựng các lớp bản đồ để phục vụ kết xuất thông tin trên bản đồ dân số hoặc bản đồ giấy, in bản đồ giấy tỷ lệ 1/25.000 đối với mỗi huyện, thi.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin địa lý để quản lý và bảo tồn đa dạng động vật hoang dã gây nuôi.
Như vậy, bộ tài liệu về chương trình quản lý động vật hoang dã có đủ tính pháp lý cung cấp cho các cấp, các ngành có liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn đa dạng động vật hoang dã, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học về động vật hoang dã, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương. Góp phần phát triển nghề nuôi động vật hoang dã phục vụ phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên.
Điều tra, giám sát động vật hoang dã có vai trò hết sức to lớn trong việc thu thập thông tin từ đó các nhà quản lý có được kế hoạch quản lý tốt hơn. Thông tin, tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: Đưa kiểm lâm xuống địa bàn xã trực tiếp vận động cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng các chương trình tập huấn cho những người trực tiếp thừa hành pháp luật về bảo vệ rừng, thông qua các phương tiện đại chúng…
Gây nuôi động vật hoang dã không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn trong bảo tổn và tăng thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài, nhóm tác giả cũng đề xuất một số biện pháp như: Thả lại tự nhiên đối với các cá thể khỏe mạnh; biện pháp tiêu hủy đối với động vật chế hoặc yếu; biện pháp đưa vào cứu hộ, cần liên lạc với phòng bảo tồn Cites - Cục Kiểm lâm, các Trung tâm cứu hộ… Đề tài có tính mới và tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần bảo tồn đa dạng động vật hoang dã gây nuôi và giúp cho các nhà quản lý bảo tồn thiên nhiên được thuận lợi hơn.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 04/2010
- Thời gian kết thúc: 04/2011
g/ Kinh phí thực hiện: 470.700.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).