a/ Tên nhiệm vụ: Xây dựng Atlat khí hậu tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Dương
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Phan Văn Chức và cá nhân tham gia chính:
1. ThS. Nguyễn Minh Giám
2. ThS. Trần Thành Công
3. KS. Bùi Phan Trí Hải
4. KS. Phan Văn Sa
5. KS. Nguyễn Thị Tuyến
6. KS. Nguyễn Duy Bân
7. QTV. Ngô Bá Tiến
8. QTV. Nguyễn Mộng Thủy
9. QTV. Nguyễn Văn Thạnh
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Atlas khí hậu gồm Atlas trên giấy và Atlas điện tử. Atlas xuất bản dưới dạng phần mềm máy tính, là một phần mềm tích hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) với cơ sở dữ liệu khí hậu cùng với các công cụ tin học. Sử dụng phần mềm Atlas điện tử người dùng có thể truy cập, tổng hợp thông tin nhanh chóng, dễ dàng và cũng rất thuận lợi để cập nhật thông tin thay đổi hàng năm, cũng như công tác tái bản sau này. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trong Atlas khí hậu điện tử gồm các yếu tố: nhiệt độ, mưa, bốc hơi, ẩm, gió và nắng.
Bình Dương là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có tọa độ địa lý khoảng 10051’46”-11030’ vĩ Bắc và 106020’-106058’ kinh Đông. Khu vực tỉnh Bình Dương nằm trong vùng nhiệt đới ảnh hưởng gió mùa. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Tây Nguyên và đồng bằng Nam bộ nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, có dạng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông quan trọng của cả khu vực, là cửa ngõ tiếp giáp giữa miền núi, trung du và đồng bằng, đây là lợi thế về kinh tế, thu hút đầu tư tù bên ngoài và giữ vai trò trọng yếu về an ninh – quốc phòng.
Trong quá trình phát triển tỉnh Bình Dương, việc tập hợp các dữ liệu thời tiết khí hậu đề làm căn cứ nghiên cứu và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như của toàn khu vực là điều rất cần thiết.
Mục tiêu đề tài: Xây dựng Atlas khí hậu điện tử tỉnh Bình Dương được quản lý bằng chương trình chuyên dụng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên khí hậu của địa phương, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn và công tác quản lý của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, phục vụ thiết thực công tác quy hoạch phát triển bền vững của tỉnh trong hiện tại cũng như lâu dài. Kết quả:
Số liệu các chủ đề bản đồ về đơn vị hành chính, địa hình, thủy hệ được tác giả cập nhật đến năm 2010; các bản đồ đặc trưng khí hậu trong tập Atlas được biên tập và tính toán nội suy phân vùng từ 05 trạm khí tượng (Tân Sơn Hòa - thành phố Hồ Chí Minh, Sở Sao - Bình Dương, Biên Hòa – Đồng Nai, Đồng Xoài – Bình Phước, Tây Ninh và 05 trạm mưa (Trị An, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phước Hòa, Thuận An) với chuỗi số liệu từ 1978-2009 và 02 trạm khảo sát các yếu tố khí tượng trong năm 2009.
Hoàn thành chương trình quản lý cơ sở dữ liệu các yếu tố khí tượng có thể cập nhật theo thời gian. Bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, mưa, bốc hơi, ẩm, gió và nắng.
Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng tập bản đồ các yếu tố khí hậu: Dựa vào nhu cầu thực tế và nhằm tận dụng nguồn tài nguyên thông tin GIS đã và đang được xây dựng trong ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, tận dụng được nguồn tài nguyên GIS từ các đề tài dự án nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã lồng ghép và chồng lớp để tạo cơ sở dữ liệu nền về địa hình, các đơn vị hành chính, hệ thống sông suối và các cơ sở hạ tầng cho bản đồ khí hậu tỉnh Bình Dương. Nội dung này, tác giả đã xác định cấu trúc của hệ thống GIS thuộc phần mềm ArcInfo và MapInfo; xây dựng cấu trúc dữ liệu hợp lý trong phần mềm Climmap để kết nối và xử lý các dạng số liệu GIS từ các nguồn phần mềm khác nhau; tạo công cụ và tiện ích đề khai thác, hiển thị, chồng lớp trong phần mềm Climmap.
Tổng kết được các hình thế khí hậu liên quan đến mưa lớn gây lũ lụt trong tỉnh. Đây là một hệ thống tổng hợp nhiều yếu tố khí tượng đặc trưng cho khả năng gây là một hay nhiều loại thời tiết ở một hay nhiều khu vực. Mỗi loại thời tiết có thể gây ra một hay nhiều kiểu thời tiết khác nhau: rét đậm, rét hại, nắng nóng, mưa dông, mưa lớn, gió mạnh… Hình thế thời tiết nguy hiểm là hình thế thời tiết gây ra các kiểu thời tiết có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, sức khỏe con người và của cải vật chất xã hội. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xác định hình thế thời tiết trong thời kỳ bắt đầu mùa mưa và hình thế thời tiết cơ bản trong mùa mưa lũ.
Tổng kết được hiện tượng ENSO ảnh hưởng đến thời tiết khu vực tỉnh Bình Dương. Trong vòng 50 năm nay, các hiện tượng El-Nino và La-Nina đã nhiều lần xảy ra. Chúng ta có thể thấy rõ nét ảnh hưởng bởi El-Nino và La-Nina đối với thời tiết, khí hậu và chế độ lũ lụt ở Bình Dương, qua hoạt động của các hệ thống hoàn lưu khí quyển tác động đến chế độ thời tiết và thủy văn như: hoạt động của gió mùa mùa hè, thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa mưa, bảo và áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới… Qua đó cho thấy, lượng mưa trung bình mùa khô và cả năm trong những năm El-Nino ít hơn năm La-Nina, riêng lượng mưa mùa mưa thì sự khác biệt không rõ không rõ rệt trong những năm El-Nino chấm dứt và những năm La-Nina bắt đầu vào giữa mùa mưa.
Kết quả đề tài là cơ sở khoa học giúp cho Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Dương có thêm công cụ hỗ trợ nghiệp vụ chuyên ngành và có thể chuyển giao cho các cơ quan, ban ngành khác tham khảo, sử dụng.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 09/2008
- Thời gian kết thúc: 09/2010
g/ Kinh phí thực hiện:
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).