a. Tên nhiệm vụ: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ công chức tỉnh Bình Dương
b. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
c. Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Xuân Mai và Huỳnh Anh Tuấn đồng chủ nhiệm
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Tin học hóa công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức khối hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Dương giúp cho cán bộ nghiệp vụ Sở Thông tin và Truyền thông có được phương tiện thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh một cách thuận lợi, hiệu quả, hỗ trợ các cấp lãnh đạo lập quy hoạch cán bộ công nghệ thông tin, xây dựng chiến lược phát triển nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội xã hội của tỉnh nhà. Việc thực hiện đề tài trong phạm vi tin học hóa những công việc, chức năng xử lý có điều kiện tin hóa, không bao gồm những công việc còn phải làm thủ công hoặc nằm trong phạm vi chủ động của Sở Thông tin và Truyền thông. Phạm vi này sẽ được xác định rõ sau phần khảo sát, xác định rõ các mong muốn và khả năng thực hiện.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo khá phổ biến ở các trường đại học, cao đẳng: Trang web của Trường Đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội; một số phần mềm quản lý học tập eSchool trong nhà trường phổ thông dựa trên ngôn ngữ PHP, cơ sở dữ liệu MySQL, hệ điều hành Linux 7 của Công ty Công nghệ Truyền thông Vietnetworks; hệ thống quản lý nhân sự của công ty AFC-Hà Nội, Công ty Thiên An, PMIS.EMIS của dự án đổi mới và quản lý giáo dục, hệ thống ứng dụng của Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh…
Tại Bình Dương, tin học hóa cũng được ứng dụng hỗ trợ trong một số lĩnh vực như: Phần mềm quản lý điểm học sinh, quản lý hồ sơ giáo viên (PMIS) chạy trên Foxpro, công nghệ File Server tại trường PTTH Võ Minh Đức – 2009; phần mềm quản lý hồ sơ doanh nghiệp (Ban Quản lý các khu công nghiệp) sử dụng ngôn ngữ lập trình VB6, công nghệ Client Server; phần mềm quản lý dân số (Chi cục Dân số thuộc Sở Y tế) sử dụng ngôn ngữ VB6, công nghệ Client Server…
Tuy nhiên, hầu như chưa có đơn vị nào sử dụng công nghệ web-based kết hợp ứng dụng trong xây dựng hệ thống quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra, cũng chưa có đơn vị nào xây dựng phần mềm quản lý đào tạo theo mục tiêu kết hợp với hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch cán bộ hoặc một số phần mềm chủ yếu chú trọng đến việc quản lý đào tạo từ xa qua mạng nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hóa loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ công chức tỉnh Bình Dương” nhằm xây dựng hệ thống quản lý, chú trọng đến đối tượng là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh trong công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin, thông qua hệ thống sẽ giúp người quản lý kiểm soát được đối tượng và mục tiêu đào tạo đã đề ra và kịp thời điều chỉnh nếu sai lệch.
Mục tiêu của đề tài: Tin học hóa công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức khối hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Dương giúp cho cán bộ nghiệp vụ Sở Thông tin và Truyền thông có được phương tiện thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh một cách thuận lợi, hiệu quả, hỗ trợ các cấp lãnh đạo lập quy hoạch cán bộ công nghệ thông tin, xây dựng chiến lược phát triển nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội xã hội của tỉnh nhà. Việc thực hiện đề tài trong phạm vi tin học hóa những công việc, chức năng xử lý có điều kiện tin hóa, không bao gồm những công việc còn phải làm thủ công hoặc nằm trong phạm vi chủ động của Sở Thông tin và Truyền thông. Phạm vi này sẽ được xác định rõ sau phần khảo sát, xác định rõ các mong muốn và khả năng thực hiện.
Cụ thể: Tạo cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ thông tin của cán bộ công chức khồi hành chính sự nghiệp cấp tỉnh tại Bình Dương và được cập nhật thường xuyên; giúp cho nhà quản lý dễ dàng có được số liệu thống kê trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ công chức viên chức; xây dựng phần mềm quản lý và đưa thông tin đào tạo lên trang web… Do đó, nhóm tác giả đã tiến hành tập trung thực hiện một số nội dung cần thiết để đáp ứng yêu cầu quản trị hệ thống và truy nhập thông tin mà mục tiêu đã đề ra.
Khảo sát hiện trạng hệ thống thông tin của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin, qua đó cho thấy, việc đăng ký và tiếp nhận còn thực hiện thủ công nên chậm tiến độ tổ chức các lớp học; thường xảy ra tình trạng thông tin không đến với người cán bộ công chức cần học; việc rà soát đối tượng còn chậm và không chính xác dẫn đến việc đào tạo chưa thật tập trung; công tác quản lý, theo dõi, đánh giá quá trình đào tạo bồi dưỡng của từng cán bộ công chức chưa chặt chẽ… Từ đó, nhóm nghiên cứu đã xác định xây dựng một ứng dụng theo các định hướng tin học hóa một số hoạt động cụ thể: Lập kế hoạch đào tạo, thông báo chiêu sinh, đăng ký khóa học, xếp lớp, gọi nhập học, chuyển giao tài liệu, giáo trình học tập, quản lý điểm, điểm danh, tiếp nhận và trả lời các ý kiến, nhập báo giá và lựa chọn đơn vị đào tạo.
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin; thiết kế cài đặt cơ sở dữ liệu; lựa chọn công nghệ… về lực chọn công nghệ, tác giả đã phân chia các nhóm chức năng phần mềm ra làm 2 nhóm: nhóm các tính năng dành cho đơn vị quản lý đào tạo thực hiện (nhập các chương trình/kế hoạch đào tạo, nhập thời khóa biểu, sắp xếp lớp cho học viên, nhập số liệu điểm danh, điểm kiểm tra…) sử dụng công cụ lập trình của Access kết hợp với quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để thực hiện; đối với nhóm tính năng có nhiều người dùng (xem các thông báo chiêu sinh, thông báo nhập học, góp ý, diễn đàn…) tác giả chọn lập trình theo công nghệ web-based, cụ thể là công cụ ASP. Công cụ này cũng được sử dụng để xây dựng các chức năng quản trị hệ thống và bảo mật cho đơn vị quản lý nhà nước về nhân lực công nghệ thông tin.
Thiết kế và cài đặt phân hệ local (Access); thiết kế và cài đặt phân hệ web; lập trình và chạy thử trên ứng dụng; lập trình và chạy thử trên web; cài đặt cơ sở dữ liệu, công cụ tự động kiểm tra dữ liệu và các hàm số nội tại; biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng và đào tạo.
Đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra, giúp tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công việc; giúp cho việc tra cứu, thống kê, truy xuất dữ liệu nhanh chóng, chính xác đối với kinh tế - xã hội; tiết kiệm thời gian, nhân lực… cho quá trình luân chuyển thông tin; kết quả đề tài có thể áp dụng để phát triển mở rộng cho các lĩnh vực, ngành khác.
e. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu: 01/2010
- Thời gian kết thúc: 12/2010
f. Kinh phí:
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).