a. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình điểm truy cập thông tin trên mạng internet phục vụ phát triển nông thôn ở 07 Hội Nông dân tuyến xã
b. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ
Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân tỉnh Bình Dương
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Hà Thúc Khánh và cá nhân tham gia:
1. Ông Trần Đình Hợp
2. Ông Trần Tấn Thi
3. Ông Mai Văn Dương
4. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy
d. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đào tạo tin học trình độ A cho 20 học viên là bà con hội viên nông dân trong mỗi điểm làm nồng cốt cho việc tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng khác không có cơ hội đào tạo
- Trang bị máy móc, thiết bị: Máy vi tính có kết nối với internet, máy in, đĩa VCD chứa thông tin khoa học và công nghệ; cơ sở phim khoa học và công nghệ; cung cấp các website hữu ích cho bà con nông dân và một số thiết bị đồng bộ khác cho mỗi điểm để nông dân khai thác được thông tin phục vụ phát triển kinh tế.
- Tập huấn truy cập, khai thác các website liên quan đến đời sống bà con hội viên nông dân từ mạng internet về giá cả, hàng hóa, thị trường tiêu thụ, nhà nông hỏi - nhà khoa học trả lời, gửi và nhận mail, các mô hình hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi, chăm sóc - phòng và trị bệnh cho vật nuôi, cây trồng, cách tải thông tin từ mạng internet…; khai thác phim khoa học và công nghệ từ bộ cơ sở dữ liệu phim khoa học thông qua phần mềm tra cứu; sao chép phim khoa học công nghệ từ cơ sở dữ liệu phim khoa học được tích hợp trong máy tính vào đĩa CD thông qua công cụ sao chép Netro StartSmart
- Đưa ra quy trình khai thác sử dụng, bảo trì, cách phục vụ thông tin cho một hoặc nhóm đối tượng
- Cách thức đảm bảo nguồn kinh phí, nhân lực, kỹ thuật… để duy trì hoạt động các điểm tham gia sau khi dự án kết thúc.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Trong thời gian qua, những ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển lực lượng sản xuất, phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ được chuyển giao trực tiếp cho người dân thông qua nhiều hình thức thích hợp đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng trong chăn nuôi và trồng trọt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế về phạm vi, địa bàn nông thôn được chuyển giao và tiếp nhận tiến bộ khoa học và công nghệ nông nghiệp còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh; việc đưa con giống, cây trồng vào chăn nuôi đã khó mà việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm lại càng khó hơn;…
Với mong muốn cung cấp thông tin khoa học và công nghệ, cơ sở dữ liệu phim khoa học và công nghệ, các website cung cấp thông tin về các lĩnh vực và làm cầu nối để các chuyên gia đầu ngành phục vụ phổ biến kiến thức khoa học, thông tin chuyển giao công nghệ cho tuyến xã, thị trấn của các xã tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất thực hiện dự án “Xây dựng mô hình điểm truy cập thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông thôn ở 07 Hội Nông dân tuyến xã” trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và không ngừng nâng cao nhận thức của hội viên nông dân tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh.
Mục tiêu của dự án:
- Đào tạo tin học trình độ A cho 20 học viên là bà con hội viên nông dân trong mỗi điểm làm nồng cốt cho việc tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng khác không có cơ hội đào tạo
- Trang bị máy móc, thiết bị: Máy vi tính có kết nối với internet, máy in, đĩa VCD chứa thông tin khoa học và công nghệ; cơ sở phim khoa học và công nghệ; cung cấp các website hữu ích cho bà con nông dân và một số thiết bị đồng bộ khác cho mỗi điểm để nông dân khai thác được thông tin phục vụ phát triển kinh tế.
- Tập huấn truy cập, khai thác các website liên quan đến đời sống bà con hội viên nông dân từ mạng internet về giá cả, hàng hóa, thị trường tiêu thụ, nhà nông hỏi - nhà khoa học trả lời, gửi và nhận mail, các mô hình hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi, chăm sóc - phòng và trị bệnh cho vật nuôi, cây trồng, cách tải thông tin từ mạng internet…; khai thác phim khoa học và công nghệ từ bộ cơ sở dữ liệu phim khoa học thông qua phần mềm tra cứu; sao chép phim khoa học công nghệ từ cơ sở dữ liệu phim khoa học được tích hợp trong máy tính vào đĩa CD thông qua công cụ sao chép Netro StartSmart
- Đưa ra quy trình khai thác sử dụng, bảo trì, cách phục vụ thông tin cho một hoặc nhóm đối tượng
- Cách thức đảm bảo nguồn kinh phí, nhân lực, kỹ thuật… để duy trì hoạt động các điểm tham gia sau khi dự án kết thúc.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tác giả đã vận dụng các phương pháp khảo sát và lựa chọn các điểm tham gia mô hình mẫu; đào tạo và tập huấn cho hội viên nông dân; theo dõi, kiểm tra và khắc phục sự cố để đảm bảo trang thiết bị hoạt động trong trạng thái tốt nhất; ghi chép số liệu;…
Nhóm đã phối hợp cùng Hội Nông dân tại các huyện/thị xã rà soát và kiểm tra, lựa chọn các điểm tham gia thực hiện mô hình thông qua các tiêu chí sau: Các điểm tham gia dự án phải là cơ sở hội có phong trào nông dân mạnh; tổ chức Hội hoạt động ổn định, có nhiều thành tích trong công tác thi đua khen thưởng do các cấp trên phát động; có địa điểm đặt mô hình điểm lâu dài; đảm bảo khả năng bảo quản được tài sản dự án; là nơi tập hợp được đông đảo hội viên nông dân đến tham gia dự án; là nơi tập trung nhiều mô hình, phương thức canh tác, chăn nuôi, trồng trọt, có nhiều sản phẩm của bà con hội viên nông dân trực tiếp sản xuất.
Theo đó, tác giả cũng đã thực hiện lựa chọn 20 đối tượng là hội viên nông dân tham gia tập huấn và đào tạo dựa theo tiêu chí dự án đặt ra. Cụ thể, hội viên phải có điều kiện tham gia thực hiện mô hình phát triển sản xuất và nhân rộng lâu dài; là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở một lĩnh vực cụ thể; trình độ văn hóa từ lớp 9 trở lên;…
Tham gia thực hiện dự án, mỗi điểm được trang bị đồng bộ các thiết bị gồm: Máy vi tính có kết nối internet sử dụng công nghệ kết nối ADSL và Dial-up (quay số); máy in; bàn ghế; phần mềm chống trang web đen; phần mềm tra cứu nhanh phim khoa học công nghệ từ bộ cơ sở dữ liệu phim khoa học công nghệ; bộ đĩa CD.
Mô hình kết nối internet bằng đường truyền ADSL
Mô hình kết nối internet bằng đường truyền Dial-up
Suốt thời gian thực hiện dự án, nhóm đã lựa chọn 07 điểm tham gia dự án. Cụ thể, Hội Nông dân xã Tân Bình (Dĩ An); Hội Nông dân thị trấn Lái Thiêu (Thuận An); Hội Nông dân xã Tân Hiệp (Tân Uyên); Hội Nông dân xã Lai Hưng (Bến Cát); Hội Nông dân xã Tân Hiệp (Phú Giáo); Hội Nông dân xã Minh Hòa (Dầu Tiếng) và Hội Nông dân xã Chánh Mỹ (Thủ Dầu Một). Và đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn tập huấn cho 50 hội viên/điểm dành cho nông dân tham gia dự án nhằm giúp họ khai thác những thông tin có lợi ích cho bản thân.
Thông qua kết quả nghiên cứu dự án, sẽ giúp người dân tìm ra kênh thông tin phục vụ cho biện pháp bảo vệ mùa màng, kỹ thuật canh tác và trồng trọt tiên tiến; tìm kiếm được những thông tin hữu ích về các mô hình giống cây trồng, vật nuôi, giá cả thị trường; xây dựng nền nông nghiệp từng bước hướng hiện đại, bền vững; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn;…
Không những thế, mô hình điểm truy cập qua internet giúp người dân và người quản lý được gần nhau hơn, góp phần phổ biến và tuyên truyền thông tin về các mô hình, biện pháp quản lý, kỹ thuật mới cho người dân. Thông qua mô hình truy cập này sẽ giúp bà con vùng sâu và vùng xa thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn góp phần mang lại những lợi ích nhất định trong việc cung cấp thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.
e. Thời gian nghiên cứu: 16 tháng
- Thời gian bắt đầu: 8/2007
- Thời gian kết thúc: 12/2008
f. Kinh phí thực hiện: 635.781.100 đồng
(Có thể tìm đọc tài liệu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)